Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 631.39 KB
Lượt xem: 55
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với 07 biến giải thích: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, thuế suất doanh nghiệp, hình thức sở hữu, và lĩnh vực hoạt động. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn bao gồm 190 quan sát của 39 doanh nghiệp phi tài chính với tổng số vốn từ 300 triệu đô la Mỹ trở lên được niêm yết trên HNX trong giai đoạn 2010 đến 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Capital structure determinants of publicly listed companies on Hanoi Stock Exchange Hoàng Bảo Trung Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, trunghb.vimaru@gmail.com Tóm tắt Bài viết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với 07 biến giải thích: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, thuế suất doanh nghiệp, hình thức sở hữu, và lĩnh vực hoạt động. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn bao gồm 190 quan sát của 39 doanh nghiệp phi tài chính với tổng số vốn từ 300 triệu đô la Mỹ trở lên được niêm yết trên HNX trong giai đoạn 2010 đến 2015. Kết quả cho thấy, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp được nghiên cứu chịu sự ảnh hưởng mạnh từ các nhân tố tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Ngoài ra, phân tích cũng chỉ ra không có sự khác biệt trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Từ khóa: Cấu trúc vốn, đòn bẩy tài chính, lý thuyết cân bằng, lý thuyết trật tự phân hạng. Abstract This paper examines determinants of capital structure of listed companies on Hanoi Stock Exchange (HNX). The research uses Ordinary Least Squares method (OLS) with 07 independent variables: return on assets, size, proportion of tangible assets, growth, effective tax, types of ownership, and sectors. The sample includes 190 observations of 39 non- financial companies, all of which have total liability greater than USD 300 million in the period from 2010 to 2015. The result shows that capital structure of analyzed companies is effected significantly by return on assets, size, growth, and sectors. Using leverage of Vietnamese companies confirms the Pecking-Order Theory. In addition, analysis illustrates that there is no difference in the using leverage between State-owned companies and non- state owned companies. Keywords: Capital structure, leverage, Trade-off Theory, Pecking-Order Theory. 1. Giới thiệu Cấu trúc vốn là một khái niệm tài chính phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng. Việc xác định một cấu trúc vốn tối ưu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi lẽ, cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC), và thông qua đó sẽ tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông doanh nghiệp. Ngoài ra, cấu trúc vốn còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Chính vì thế, lựa chọn một cơ cấu vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là cả một nghệ thuật trong quản trị tài chính. Trên thực tế, cấu trúc vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động cũng như sự biến động của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa, tôn giáo. Chính từ sự tương quan giữa những nhân tố ảnh hưởng này với cấu trúc vốn, chúng ta có thể đánh giá được quyết định sử dụng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý, có những bất cập và rủi ro phát sinh gì để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hóa giá trị tài sản cho các doanh nghiệp [1]. HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 506 THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 Trên thế giới, một trong số những công trình đầu tiên nghiên cứu sự ảnh hưởng các nhân tố đến cấu trúc vốn là của Modigliani và Miller (1958) khi tác giả đã xây dựng lý thuyết về đòn bẩy tài chính trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đó cũng là tiền đề để các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về sau ra đời như của Donaldson (1961), Myers (1984), Titman và Wessels (1988), Huang và Song (2006), Chen (2003), Natalya Delcoure (2007), Joshua Abor (2008), Graham và các cộng sự (2010). Tại Việt Nam, kể từ sau giai đoạn 2004 - 2006 khi quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh thì vấn đề cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả như Trần Viết Hoàng và Trần Hùng Sơn (2008), Lê Thị Kim Thư (2012), Lê Đạt Trí (2013), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014). Các nghiên cứu trên đã tập trung vào vấn đề tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam và cơ chế ảnh hưởng của những nhân tố này qua từng thời kỳ biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu hiện đang chỉ dừng lại ở việc sử dụng biến định lượng để giải thích, trong khi các yếu tố định tính đặc trưng cho đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm. Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn sau khủng hoảng tài chính (2010 - 2015). Bên cạnh những yếu tố định lượng, đóng góp mới của nghiên cứu đó là việc nghiên cứu những nhân tố định tính ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp như hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực hoạt động kinh doanh. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Lý thuyết của Modigliani và Mille ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Capital structure determinants of publicly listed companies on Hanoi Stock Exchange Hoàng Bảo Trung Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, trunghb.vimaru@gmail.com Tóm tắt Bài viết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với 07 biến giải thích: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, thuế suất doanh nghiệp, hình thức sở hữu, và lĩnh vực hoạt động. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn bao gồm 190 quan sát của 39 doanh nghiệp phi tài chính với tổng số vốn từ 300 triệu đô la Mỹ trở lên được niêm yết trên HNX trong giai đoạn 2010 đến 2015. Kết quả cho thấy, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp được nghiên cứu chịu sự ảnh hưởng mạnh từ các nhân tố tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Ngoài ra, phân tích cũng chỉ ra không có sự khác biệt trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Từ khóa: Cấu trúc vốn, đòn bẩy tài chính, lý thuyết cân bằng, lý thuyết trật tự phân hạng. Abstract This paper examines determinants of capital structure of listed companies on Hanoi Stock Exchange (HNX). The research uses Ordinary Least Squares method (OLS) with 07 independent variables: return on assets, size, proportion of tangible assets, growth, effective tax, types of ownership, and sectors. The sample includes 190 observations of 39 non- financial companies, all of which have total liability greater than USD 300 million in the period from 2010 to 2015. The result shows that capital structure of analyzed companies is effected significantly by return on assets, size, growth, and sectors. Using leverage of Vietnamese companies confirms the Pecking-Order Theory. In addition, analysis illustrates that there is no difference in the using leverage between State-owned companies and non- state owned companies. Keywords: Capital structure, leverage, Trade-off Theory, Pecking-Order Theory. 1. Giới thiệu Cấu trúc vốn là một khái niệm tài chính phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng. Việc xác định một cấu trúc vốn tối ưu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi lẽ, cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC), và thông qua đó sẽ tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông doanh nghiệp. Ngoài ra, cấu trúc vốn còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Chính vì thế, lựa chọn một cơ cấu vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là cả một nghệ thuật trong quản trị tài chính. Trên thực tế, cấu trúc vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động cũng như sự biến động của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa, tôn giáo. Chính từ sự tương quan giữa những nhân tố ảnh hưởng này với cấu trúc vốn, chúng ta có thể đánh giá được quyết định sử dụng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý, có những bất cập và rủi ro phát sinh gì để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hóa giá trị tài sản cho các doanh nghiệp [1]. HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 506 THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 Trên thế giới, một trong số những công trình đầu tiên nghiên cứu sự ảnh hưởng các nhân tố đến cấu trúc vốn là của Modigliani và Miller (1958) khi tác giả đã xây dựng lý thuyết về đòn bẩy tài chính trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đó cũng là tiền đề để các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về sau ra đời như của Donaldson (1961), Myers (1984), Titman và Wessels (1988), Huang và Song (2006), Chen (2003), Natalya Delcoure (2007), Joshua Abor (2008), Graham và các cộng sự (2010). Tại Việt Nam, kể từ sau giai đoạn 2004 - 2006 khi quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh thì vấn đề cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả như Trần Viết Hoàng và Trần Hùng Sơn (2008), Lê Thị Kim Thư (2012), Lê Đạt Trí (2013), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014). Các nghiên cứu trên đã tập trung vào vấn đề tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam và cơ chế ảnh hưởng của những nhân tố này qua từng thời kỳ biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu hiện đang chỉ dừng lại ở việc sử dụng biến định lượng để giải thích, trong khi các yếu tố định tính đặc trưng cho đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm. Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn sau khủng hoảng tài chính (2010 - 2015). Bên cạnh những yếu tố định lượng, đóng góp mới của nghiên cứu đó là việc nghiên cứu những nhân tố định tính ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp như hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực hoạt động kinh doanh. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Lý thuyết của Modigliani và Mille ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cấu trúc vốn Đòn bẩy tài chính Lý thuyết cân bằng Lý thuyết trật tự phânhạng Sở Giao dịch chứng khoán Hà NộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 287 0 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - TS.Phạm Thanh Bình
203 trang 215 0 0 -
5 trang 133 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính công ty: Phần 2 - TS. Nguyễn Quốc Khánh, ThS. Đàng Quang Vắng
313 trang 115 2 0 -
9 trang 108 1 0
-
148 trang 105 0 0
-
10 trang 105 0 0
-
16 trang 99 0 0
-
Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở VN
9 trang 88 0 0