Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Kho bạc nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.01 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến chất lượng thông tin kế toán của các kho bạc nhà nước (KBNN) cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu ngẫu nhiên các KBNN cấp huyện của tỉnh Bình Thuận. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Kho bạc nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC KHO BẠC NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN Nguyễn Thị Ngọc Anh Học viên cao học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến chất lượng thông tin kế toán của các kho bạc nhà nước (KBNN) cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu ngẫu nhiên các KBNN cấp huyện của tỉnh Bình Thuận. Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố cam kết của nhà quản lý; Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên kế toán; trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; chất lượng dữ liệu kế toán; đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán và thủ tục kiểm soát nội bộ đều có ý nghĩa thống kê, và đều có tác động cùng chiều đến chất lượng thông thông tin kế toán của các đơn vị. Từ khóa: Kế toán tài chính, chất lượng thông tin, Kho bạc nhà nước. 1. GIỚI THIỆU Thông tin kế toán là nhân tố quan trọng trong hoạt động quản lý, là công cụ không thể thiếu để lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động trong đơn vị giúp đơn vị quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đơn vị. Nó cung cấp thông tin cho các cấp quản lý, hội đồng quản trị và người sử dụng bên ngoài để ra các quyết định phù hợp. Đối với các đơn vị KBNN, là các đơn vị sự nghiệp công lập, với vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều tiết thu chi ngân sách của tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp do đơn vị quản lý theo quy định của Luật NSNN và quy định khác của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị HCSN thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính giúp cho các đơn vị thực hiện tốt hơn công tác kế toán, qua đó cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết cho các đối tượng sử dụng. Bên cạnh việc chi phối bởi chế độ kế toán dành cho các đơn vị HCSN thì các đơn vị còn chịu sự chi phối của những quy định về Luật NSNN, Luật Kế toán,…Mặc dù có nhiều quy định và thông tư hướng dẫn nhưng công tác kế toán tại đơn vị HCSN vẫn còn khó khăn, điều này làm cho chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị chưa được đảm bảo. Chiến lược phát triển KBNN của quốc gia đến năm 2020 đã và đang hướng đến việc thúc đẩy nhanh quá trình Kho bạc điện tử với sứ mệnh tăng cường năng lực, hiệu quả, tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước với mục tiêu: Xây dựng Kho bạc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ Tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán Nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, KBNN đã chú trọng không ngừng cải cách 405 hành chính, đồng thời xác định đây là nhiệm vụ then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, mà trọng tâm là hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ quản lý và công nghệ thông tin hiện đại; công khai minh bạch, đơn giản về thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường phân công và phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi giải quyết công việc cho cơ sở. Trong đó, cải thiện nâng cao chất lượng thông tin kế toán là vấn đề quan trọng và được quan tâm của lãnh đạo KBNN các cấp, trong đó có các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trên thực tế hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin kế toán. Điển hình là các nghiên cứu về tác động và tuyên truyền các lỗi trong hệ thống thông tin (Brodie, 1980; Menkus, 1983; Wand và Weber, 1989; Redman, 1998). Các nghiên cứu khác tập trung vào chỉnh sửa dữ liệu và kiểm soát đầu vào (McKeown, 1984; Garfinkel và cộng sự, 1986; Little và Smith, 1987; Bowen, 1993). Nhiều nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán (AIS) đã tập trung vào kiểm soát nội bộ và kiểm toán (Yu, 1973; Cushing, 1974; Nicholes, 1987; Jonson, 1981). Mặt khác, một vài nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu những gì gây ra sự khác biệt trong kết quả chất lượng dữ liệu AIS và những gì nên được thực hiện để đảm bảo thông tin kế toán đạt được chất lượng như mong muốn của người sử dụng. Chất lượng thông tin là thước đo giá trị mà các thông tin cung cấp cho người sử dụng thông tin đó. Chất lượng thường bị coi là chủ quan và chất lượng thông tin sau đó có thể khác nhau giữa người sử dụng và giữa các ứng dụng của thông tin. Do vậy, có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng thông tin, chẳng hạn theo Eppler và Muenzenmayer (2002) thì chất lượng thông tin được phân thành hai loại chất lượng đó là: (1) Chất lượng về nội dung (content quality) bao gồm các thông tin có liên quan (Revelant Information) và các thông tin hữu ích (Sound Information) đáp ứng cho mục tiêu thực hiện; (2) Chất lượng về truyền tải thông tin (Media quality) bao gồm quá trình xử lý thông tin tối ưu hoá (Optimized Process) và cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình xử lý thông tin (ReliabInfrastructure). Theo Rapina (2014), chất lượng thông tin có đặc điểm là có thể đáp ứng hoặc thậm chí vượt qua mong đợi của khách hàng, người sử dụng thông tin, chất lượng thông tin là sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được. Chất lượng của thông tin là một ph ...

Tài liệu được xem nhiều: