Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 458.77 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh của các cơ sở/hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa dựa trên số liệu điều tra 150 mẫu. Các thông tin thu thập liên quan đến vụ nuôi của năm 2012. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của 6 yếu tố: số vốn bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, mật độ nuôi, hệ số thức ăn, độ trong, độ mặn của ao nuôi và chất lượng tôm giống thả nuôi. Mô hình có thể giải thích đến 86,9% sự biến thiên của năng suất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA FACTORS THAT INFLUENCE PRODUCTIVITY OF INTENSIVE LITOPENAEUS VANNAMEI IN KHANH HOA PROVINCE Đỗ Thị Hương1, Nguyễn Văn Ngọc2 Ngày nhận bài: 02/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 05/9/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh của các cơ sở/hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa dựa trên số liệu điều tra 150 mẫu. Các thông tin thu thập liên quan đến vụ nuôi của năm 2012. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của 6 yếu tố: số vốn bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, mật độ nuôi, hệ số thức ăn, độ trong, độ mặn của ao nuôi và chất lượng tôm giống thả nuôi. Mô hình có thể giải thích đến 86,9% sự biến thiên của năng suất. Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng thâm canh, các nhân tố, năng suất ABSTRACT This study aims to identify factors affecting the production of intensive shrimp establishments / households in Khanh Hoa province based on 150 sample survey data. The information collected related to the crop of 2012. The study of using multiple regression method to determine the influence of factors onto intensive shrimp production in the research area. Regression analysis results showed that intensive shrimp production in Khanh Hoa province influenced by six factors: capital spending for each crop, density, the quality of the wate and salinity in the ponds and seed quality shrimp. The model can explain up to 86,9% of productivity variation. Keywords: Litopenaeus Vannamei intensive, factors, productivity I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê Hi Cô, vùng biển Equađo. Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên nhập từ Đài Loan vào nuôi thử tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2001. Đây là loài tôm thẻ ngoại lai duy nhất được nhập vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nói chung và tại Khánh Hòa nói riêng. Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía 1 2 biển Đông với bờ biển dài 385 km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển (2.432km2), vùng thềm lục địa (10.000km2), các đảo ven bờ, vịnh (1.000km2), vùng đất ngập nước (1.650km2). Đó là quỹ mặt nước tiềm năng cho sự phát triển của nghề cá vùng ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới của tỉnh, đối tượng nuôi phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao [7]. Đặc biệt, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh mẽ tại các huyện Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và huyện Vạn Ninh. Nghề nuôi tôm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, trở nên khá, giàu với mức thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Đỗ Thị Hương: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 – Trường Đại học Nha Trang TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang 126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Khánh Hòa đã hình thành rõ nét vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm ở đây phần lớn mang tính tự phát, mặc dù có chú trọng đầu tư thâm canh nhưng không đồng bộ. Các hộ nuôi tôm còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh… nên năng suất nuôi tôm thấp [1], [7]. Chính vì vậy, xác định chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng suất, tăng hiệu quả cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở đây là hết sức cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh như: Shang và cộng tác viên [6], Trần Nhật Cầu [3], Phạm Xuân Thủy [5], Phan Văn Hòa [4]… Kết quả của các nghiên cứu này chỉ ra rằng, ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh có nhiều nhóm nhân tố: nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, nhiệt độ, độ trong, độ mặn của ao nuôi…; nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật nuôi như chất lượng tôm giống, qui mô trại nuôi, mật độ nuôi, thức ăn nuôi, xử lý môi trường…; nhóm nhân tố về lao động và trình độ quản lý như trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của người nuôi, ý thức quản lý cộng đồng, chương trình quy hoạch... Kết hợp với ý kiến chuyên gia, kết quả thảo luận nhóm chuyên đề với các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại vùng nghiên cứu và qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã tổng kết và xây dựng mô hình gồm các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh bao gồm: số vốn bình quân bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, diện tích ao nuôi, hệ số thức ăn, mật độ nuôi, số lao động có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật, độ trong ao nuôi, độ mặn ao nuôi và chất lượng tôm giống thả nuôi. - Quy mô vốn đầu tư: do vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất và tùy vào nguồn lực kinh tế của từng chủ trang trại (hộ nuôi) sẽ quyết định đến việc lựa chọn quy trình nuôi, đầu tư máy móc thiết bị, thức ăn, con giống, nguồn nhân lực… cho mỗi vụ nuôi, việc đầu tư bài bản, đúng, đủ nguồn thức ăn, máy móc thiết bị… sẽ mang lại kết quả cao. - Diện tích thả nuôi: Tác giả kỳ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA FACTORS THAT INFLUENCE PRODUCTIVITY OF INTENSIVE LITOPENAEUS VANNAMEI IN KHANH HOA PROVINCE Đỗ Thị Hương1, Nguyễn Văn Ngọc2 Ngày nhận bài: 02/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 05/9/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh của các cơ sở/hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa dựa trên số liệu điều tra 150 mẫu. Các thông tin thu thập liên quan đến vụ nuôi của năm 2012. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của 6 yếu tố: số vốn bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, mật độ nuôi, hệ số thức ăn, độ trong, độ mặn của ao nuôi và chất lượng tôm giống thả nuôi. Mô hình có thể giải thích đến 86,9% sự biến thiên của năng suất. Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng thâm canh, các nhân tố, năng suất ABSTRACT This study aims to identify factors affecting the production of intensive shrimp establishments / households in Khanh Hoa province based on 150 sample survey data. The information collected related to the crop of 2012. The study of using multiple regression method to determine the influence of factors onto intensive shrimp production in the research area. Regression analysis results showed that intensive shrimp production in Khanh Hoa province influenced by six factors: capital spending for each crop, density, the quality of the wate and salinity in the ponds and seed quality shrimp. The model can explain up to 86,9% of productivity variation. Keywords: Litopenaeus Vannamei intensive, factors, productivity I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê Hi Cô, vùng biển Equađo. Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên nhập từ Đài Loan vào nuôi thử tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2001. Đây là loài tôm thẻ ngoại lai duy nhất được nhập vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nói chung và tại Khánh Hòa nói riêng. Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía 1 2 biển Đông với bờ biển dài 385 km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển (2.432km2), vùng thềm lục địa (10.000km2), các đảo ven bờ, vịnh (1.000km2), vùng đất ngập nước (1.650km2). Đó là quỹ mặt nước tiềm năng cho sự phát triển của nghề cá vùng ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới của tỉnh, đối tượng nuôi phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao [7]. Đặc biệt, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh mẽ tại các huyện Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và huyện Vạn Ninh. Nghề nuôi tôm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, trở nên khá, giàu với mức thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Đỗ Thị Hương: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 – Trường Đại học Nha Trang TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang 126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Khánh Hòa đã hình thành rõ nét vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm ở đây phần lớn mang tính tự phát, mặc dù có chú trọng đầu tư thâm canh nhưng không đồng bộ. Các hộ nuôi tôm còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh… nên năng suất nuôi tôm thấp [1], [7]. Chính vì vậy, xác định chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng suất, tăng hiệu quả cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở đây là hết sức cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh như: Shang và cộng tác viên [6], Trần Nhật Cầu [3], Phạm Xuân Thủy [5], Phan Văn Hòa [4]… Kết quả của các nghiên cứu này chỉ ra rằng, ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh có nhiều nhóm nhân tố: nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, nhiệt độ, độ trong, độ mặn của ao nuôi…; nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật nuôi như chất lượng tôm giống, qui mô trại nuôi, mật độ nuôi, thức ăn nuôi, xử lý môi trường…; nhóm nhân tố về lao động và trình độ quản lý như trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của người nuôi, ý thức quản lý cộng đồng, chương trình quy hoạch... Kết hợp với ý kiến chuyên gia, kết quả thảo luận nhóm chuyên đề với các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại vùng nghiên cứu và qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã tổng kết và xây dựng mô hình gồm các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh bao gồm: số vốn bình quân bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, diện tích ao nuôi, hệ số thức ăn, mật độ nuôi, số lao động có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật, độ trong ao nuôi, độ mặn ao nuôi và chất lượng tôm giống thả nuôi. - Quy mô vốn đầu tư: do vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất và tùy vào nguồn lực kinh tế của từng chủ trang trại (hộ nuôi) sẽ quyết định đến việc lựa chọn quy trình nuôi, đầu tư máy móc thiết bị, thức ăn, con giống, nguồn nhân lực… cho mỗi vụ nuôi, việc đầu tư bài bản, đúng, đủ nguồn thức ăn, máy móc thiết bị… sẽ mang lại kết quả cao. - Diện tích thả nuôi: Tác giả kỳ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất Tôm thẻ chân trắng thâm canh Năng suất tôm Tôm thẻ chân trắng Hệ số thức ănTài liệu liên quan:
-
13 trang 233 0 0
-
11 trang 62 0 0
-
Báo cáo chuyên đề: Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025
82 trang 62 0 0 -
8 trang 49 0 0
-
8 trang 41 0 0
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam
10 trang 36 0 0 -
38 trang 33 0 0
-
19 trang 32 0 0
-
14 trang 30 1 0
-
Phân tích các yếu tố kỹ thuật tác động đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long
13 trang 28 0 0