Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.32 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

iệc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần phát triển nông nghiệp của thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, có hiệu quả, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của người dân, hài hòa và bền vững với môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 103-112 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lê Mỹ Dung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: dungle128@yahoo.com.vn Tóm tắt. Thành phố Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính từ ngày 1/8/2008 có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp như nhu cầu và thị trường tiêu thụ lương thực, thực phẩm lớn; hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp hoàn thiện; trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. . . Tuy nhiên, ngành cũng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần phát triển nông nghiệp của thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, có hiệu quả, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của người dân, hài hòa và bền vững với môi trường. Từ khóa: Phát triển nông nghiệp, Hà Nội, nhân tố ảnh hưởng.1. Mở đầu Phát triển nông nghiệp của một thành phố, một đô thị mang những đặc trưng riêng.Đó là cung cấp nguồn lương thực - thực phẩm tươi sống, khó vận chuyển đi xa cho thịtrường thành phố (như rau, hoa quả, thịt, trứng, sữa. . . ), có tính chuyên môn hóa cao vàdễ tiếp cận các ứng dụng khoa học kĩ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảiquyết việc làm cho một bộ phận dân cư đô thị, góp phần tạo cảnh quan đô thị và bảo vệmôi trường, sinh thái. Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá, khoa học, giáo dục,kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Đặc biệt là sau khi được mở rộng địa giới hànhchính kể từ thời điểm 1/8/2008 theo Nghị quyết 15 của Quốc hội, Hà Nội có nhiều điềukiện thuận lợi cũng như sức ép trong phát triển nông nghiệp. Vì vậy, việc đánh giá cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp của thành phố theo hướng nôngnghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vị trí địa lí, chức năng của thủ đô Hà Nội Thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở trungtâm vùng Đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 200 53’ đến 210 23’ vĩ độ Bắc và từ 103 Lê Mỹ Dung1050 44’ đến 1060 02’ kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, VĩnhPhúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phíaĐông và Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây. Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 3.344,6 km2 , dân số trung bình năm 2010 là6.561,9 nghìn người; chiếm 1% về diện tích tự nhiên và 7,5% về số dân của cả nước, đứnghàng thứ 42 về diện tích và thứ 2 về dân số trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta [7]. Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính, trung tâm văn hoá, kinh tế, khoahọc, giáo dục - đào tạo, thương mại - dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của quốcgia. Với vị trí và chức năng của một thủ đô, một đô thị loại đặc biệt, nền nông nghiệp HàNội phải phát triển theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, gắn liền với dịch vụ, du lịch,sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn thực phẩm, có khả năngcạnh tranh cao, bền vững với môi trường.2.2. Dân số và nguồn lao động2.2.1. Dân số Dân số của Hà Nội năm 2010 là 6.561,9 nghìn người, đứng thứ hai trong số 63 tỉnh,thành phố (chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh - gần 7,4 triệu người). Dân số của thành phố tăngkhá nhanh, tỉ lệ gia tăng tự nhiên trên 1,2%/năm, cao hơn mức gia tăng tự nhiên của cảnước (1,03% năm 2010) [7]. Điều này vừa tạo ra áp lực, vừa là động lực quyết định sựphát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, cung cấp cho nhu cầu thị trườngnói riêng. Một đặc điểm nổi bật của dân số Hà Nội là hàng năm có trên 71,0 nghìn người nhậpcư vào thành phố [3], trong đó chủ yếu vào khu vực nội thành Hà Nội cũ, làm tăng thêmsức ép cho dân số Hà Nội. Họ nhập cư đến Hà Nội vì lí do kinh tế, học tập, lí do gia đình(kết hôn, hợp lí hoá gia đình...) và các lí do khác. Nguồn nhập cư này góp phần gia tăngnhu cầu tiêu thụ thực phẩm - lương thực của thành phố. GDP bình quân đầu người của thành phố tăng nhanh, từ 15,6 triệu đồng năm 2005lên 37,6 triệu đồng năm 2010, cao hơn mức trung bình của cả nước (22,8 triệu đồng) [3],dẫn đến yêu cầu của người dân thủ đô về các loại nông sản thực phẩm phải ngày càngphong phú, đa dạng, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.2.2.2. Nguồn lao động Hiện nay dân số trong độ tu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: