Danh mục

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA TỔ CHỨC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở TỈNH AN GIANG

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.88 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,500 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham giatổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang. Số liệu của nghiên cứu đượcthu thập từ 135 hộ gia đình (80 hộ đã tham gia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịchcộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Giang (Thị xã TânChâu) tỉnh An Giang. Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nghiên cứu cho thấy, 5nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA TỔ CHỨC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở TỈNH AN GIANGTạp chí Khoa học 2012:23b 194-202 Trường Đại học Cần Thơ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA TỔ CHỨC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở TỈNH AN GIANG Nguyễn Quốc Nghi1, Nguyễn Thị Bảo Châu1 và Trần Ngọc Lành2 ABTRACTThe study aims to identify factors that affect decission of community to participate inCommunity based Tourism (CBT) organizations in An Giang province. Data wascollected from 135 households (80 households were participated and 55 household havenot participated in CBT) in My Hoa Hung commune (Cho Moi district) and Chau Phongcommune (Tan Chau district), An Giang province. The results of binary logisticregression model show that there are 5 factors affect decission to participate tourismorganization of the community such as: education level, size of household, revenuehousehold, social capital and traditional handicraft. The results also identified that sizeof household is the most important factor which affects the decission to participate indeveloping tourism of the community.Keywords: Participate, tourism, community based tourism (CBT), communityTitle: Factors affect decission to participate in community based tourism Organizations of community in An Giang Province TÓM TẮTMục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham giatổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang. Số liệu của nghiên cứu đượcthu thập từ 135 hộ gia đình (80 hộ đã tham gia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịchcộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Giang (Thị xã TânChâu) tỉnh An Giang. Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nghiên cứu cho thấy, 5nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân làtrình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyềnthống. Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia pháttriển du lịch của người dân.Từ khóa: Tham gia, du lịch, du lịch cộng đồng, cộng đồng dân cư1 ĐẶT VẤN ĐỀDu lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với tiềmnăng đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch, Việt Nam đã và đang trở thànhđiểm du lịch hấp dẫn ở khu vực và thế giới với nhiều loại hình du lịch hấp dẫnnhư: du lịch tham quan, du lịch văn hóa, du lịch “xanh”, du lịch MICE (MeetingIncentive Conference Event - du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, sựkiện),... Trên thực tế, du lịch Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm năng, những lợi thếvề du lịch chỉ được khai thác ở mức độ cơ bản. Vì thế, việc tận dụng triệt để lợi thếcạnh tranh về du lịch là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.1 Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ2 Sinh viên lớp QTKD Khóa 34, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ194Tạp chí Khoa học 2012:23b 194-202 Trường Đại học Cần ThơTrong đó, việc nghiên cứu phát triển hình thức tổ chức du lịch cộng đồng là mộttrong những giải pháp cho “bài toán” phát huy hiệu quả các nguồn tài nguyên dulịch. Trong thời gian gần đây, hình thức tổ chức du lịch cộng đồng đã được nhiềuđịa phương nghiên cứu và phát triển, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực chongành du lịch nói chung và cộng đồng tham gia du lịch nói riêng. Tại đồng bằngsông Cửu Long, một số tỉnh có hình thức tổ chức du lịch cộng đồng phát triểnmạnh như An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang. Trong đó, An Giang là địaphương đi đầu trong việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch gắn kết với cộngđồng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hình thức tổchức du lịch này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, điều này đã dẫn đến khảnăng tham gia của cộng đồng vào sự phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Đây làyếu tố quan trọng cần tháo gỡ kịp thời để hình thức tổ chức du lịch này phát huyhiệu quả tích cực đối với cộng đồng. Từ thực trạng này, nghiên cứu “Các nhân tốảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ởtỉnh An Giang” là rất cấp thiết để thực hiện.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Mô hình nghiên cứuCộng đồng là một nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xácđịnh mình cùng một nhóm. Những người trong cùng cộng đồng thường có quan hệhuyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớpchính trị (Keith và Ary, 1998). Du lịch cộng đồng là hình thái du lịch trong đó chủyếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích có được từ dulịch sẽ được đọng lại nền kinh tế địa phương. (Nicole Hausler and WolfangStradas, 2000). Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao về môitrường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vìcộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng,về cuộc sống đời thường của họ (Respondsible Ecological Social Tour, Thailand,1997).Theo Tosun (2006), Kalsom (2009) khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạtđộng du lịch là điều kiện rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các loạihình du lịch. Các nghiên cứu của Bandit (2009), Bramwell & Sharman (2000), Liu(2006), Kalsom (2009), Kan (2009), Kang (2008), Tosun (2006) và Michael(1985) đã chỉ ra các yếu tố quyết định mức độ sẵn lòng tham gia của người dân địaphương vào hoạt động du lịch là: sự hỗ trợ, đóng góp của chính quyền địa phươngtrong việc phát triển du lịch, đặc điểm của hộ gia đình (qui mô gia đình, ngànhnghề tạo thu nhập, nghề truyền thống...), kinh tế gia đình (việc làm, thu nhập…),vốn xã hội (tổ chức quản lý cộng đồng, mối quan hệ xã hội, tham gia hội đoànthể…), và các yếu tố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: