Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại Bưu điện tỉnh Long An
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 388.85 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động với Bưu điện tỉnh Long An. Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 250 người lao động đang làm việc tại Bưu điện tỉnh Long An và có hợp đồng lao động với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại Bưu điện tỉnh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LONG AN Factors affecting the employees’ commitment at the Post Office of Long An province 1 Nguyễn Thanh Xuân 1 Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An ntxuan1977@gmail.com Tóm tắt — Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động với Bưu điện tỉnh Long An. Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 250 người lao động đang làm việc tại Bưu điện tỉnh Long An và có hợp đồng lao động với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc, rút trích các nhân tố đạt yêu cầu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Thu nhập”, “Cơ hội thăng tiến”, “Văn hóa tổ chức”, “Người quản lý”, “Đồng nghiệp”, “Môi trường làm việc” là các nhân tố tác động đến sự gắn bó của người lao động tại Bưu điện tỉnh Long An theo thứ tự giảm dần. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao sự gắn bó của người lao động với Bưu điện tỉnh Long An. Abstract — The paper studies the factors affecting the employees’ commitment at the Post Office of Long An province. The study is based on data collected from 250 employees who are working at the Post Office of Long An province and have labor contracts with a term of 12 months or more. The Cronbach’s Alpha scale reliability assessment method and exploratory factor analysis (EFA) are performed to select and extract the qualified factors. The regression analysis results indicate that “Income”, “Promotion opportunities”, “Organizational culture”, “Leaders”, “Colleagues”, “Working Environment” are the factors affecting employees’ commitment in descending order. From the research results, the author has proposed some administrative implications to enhance the employees’ commitment to the Post Office of Long An province. Từ khóa — Sự gắn bó, Bưu điện tỉnh Long An, commitment, Long An Post Office. 1. Đặt vấn đề Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của tổ chức. Theo Gallup [9], sự gắn bó của nhân viên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức. Chính các nhân viên trung thành sẽ giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Tổ chức có được sự gắn bó của nhân viên tương đương với việc sở hữu chiếc chìa khóa vàng để phát triển một cách bền vững. Ngay cả trong những giai đoạn khó khăn, sự gắn bó của nhân viên là một yếu tố khác biệt cạnh tranh quan trọng của các tổ chức. Từ năm 2017, trên địa bàn tỉnh Long An thị trường chuyển phát có mức độ cạnh tranh khá gay gắt của hơn 30 doanh nghiệp chuyển phát. Trong đó, Bưu điện tỉnh Long An là doanh nghiệp Nhà nước với một trong những hoạt động chính là cung ứng dịch vụ chuyển phát cũng bị ảnh hưởng rất nhiều của sự cạnh tranh. Các doanh nghiệp chuyển phát khác trên địa bàn đã đưa ra các chính sách rất hấp dẫn để thu hút lao động của Bưu điện tỉnh Long An. Với thực tế đó, từ năm 2017 trở lại đây, mỗi năm tình trạng người lao động nghỉ việc tương đối nhiều, chiếm bình quân 10% tổng số lao động toàn Bưu điện tỉnh. Đơn vị phải chịu không ít tổn thất bởi việc tuyển dụng tốn khá nhiều thời gian và một số công việc không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại Bưu điện tỉnh Long An” là hết sức cần thiết nhằm giúp Ban lãnh đạo đánh giá đầy đủ hơn về vấn đề này, đồng thời bổ sung thực tiễn về sự gắn bó của người lao động với đơn vị trong tình hình hiện nay. 26 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về sự gắn bó với tổ chức: Theo Mowday và cộng sự [13] sự gắn bó với tổ chức là sức mạnh của sự đồng nhất của cá nhân với tổ chức và sự tham gia tích cực trong tổ chức cụ thể. Theo O’Reilly và Chatman [16], sự gắn bó với tổ chức là lời hứa của cá nhân với tổ chức bao gồm ý thức về gắn bó với công việc, lòng trung thành và niềm tin vào các giá trị của tổ chức. Tổng kết lại, sự gắn bó của nhân viên với tổ chức là trạng thái tâm lý thể hiện sự gắn bó của một cá nhân với tổ chức; đó là lòng trung thành, sự nhiệt tình làm việc của nhân viên đối với tổ chức; đó là sự nỗ lực vì tổ chức, luôn đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của bản thân. Những nhân viên có mức độ gắn bó với tổ chức cao sẽ ít nghĩ đến việc rời bỏ tổ chức của mình. 2.1.2. Các thành phần của sự gắn bó với tổ chức: Theo O’reilly và Chatman [16], sự gắn bó với tổ chức được đo lường bằng ba thành phần: Sự tuân thủ (Compliance); Sự đồng thuận (Identification); Sự tiếp thu (Internalisation). Theo Meyer và Allen [14] Sự gắn bó với tổ chức được đo lường bằng ba thành phần: Gắn bó tình cảm (Affective commitment); Gắn bó bắt buộc (Continuance commitment); Gắn bó quy chuẩn (Normative commitment). Định nghĩa của Meyer và Allen được chấp nhận và sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu, có thành phần gắn bó “tình cảm”, “bắt buộc” và “quy chuẩn”. Meyer và Allen phát hiện ba thành phần gắn bó này liên quan với nhau với mức độ không đồng đều. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thành phần “Gắn bó tình cảm” làm biến phụ thuộc để đo lường cho sự gắn bó với tổ chức của người lao động đang làm việc tại Bưu điện tỉnh Long An. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại Bưu điện tỉnh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LONG AN Factors affecting the employees’ commitment at the Post Office of Long An province 1 Nguyễn Thanh Xuân 1 Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An ntxuan1977@gmail.com Tóm tắt — Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động với Bưu điện tỉnh Long An. Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 250 người lao động đang làm việc tại Bưu điện tỉnh Long An và có hợp đồng lao động với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc, rút trích các nhân tố đạt yêu cầu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Thu nhập”, “Cơ hội thăng tiến”, “Văn hóa tổ chức”, “Người quản lý”, “Đồng nghiệp”, “Môi trường làm việc” là các nhân tố tác động đến sự gắn bó của người lao động tại Bưu điện tỉnh Long An theo thứ tự giảm dần. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao sự gắn bó của người lao động với Bưu điện tỉnh Long An. Abstract — The paper studies the factors affecting the employees’ commitment at the Post Office of Long An province. The study is based on data collected from 250 employees who are working at the Post Office of Long An province and have labor contracts with a term of 12 months or more. The Cronbach’s Alpha scale reliability assessment method and exploratory factor analysis (EFA) are performed to select and extract the qualified factors. The regression analysis results indicate that “Income”, “Promotion opportunities”, “Organizational culture”, “Leaders”, “Colleagues”, “Working Environment” are the factors affecting employees’ commitment in descending order. From the research results, the author has proposed some administrative implications to enhance the employees’ commitment to the Post Office of Long An province. Từ khóa — Sự gắn bó, Bưu điện tỉnh Long An, commitment, Long An Post Office. 1. Đặt vấn đề Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của tổ chức. Theo Gallup [9], sự gắn bó của nhân viên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức. Chính các nhân viên trung thành sẽ giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Tổ chức có được sự gắn bó của nhân viên tương đương với việc sở hữu chiếc chìa khóa vàng để phát triển một cách bền vững. Ngay cả trong những giai đoạn khó khăn, sự gắn bó của nhân viên là một yếu tố khác biệt cạnh tranh quan trọng của các tổ chức. Từ năm 2017, trên địa bàn tỉnh Long An thị trường chuyển phát có mức độ cạnh tranh khá gay gắt của hơn 30 doanh nghiệp chuyển phát. Trong đó, Bưu điện tỉnh Long An là doanh nghiệp Nhà nước với một trong những hoạt động chính là cung ứng dịch vụ chuyển phát cũng bị ảnh hưởng rất nhiều của sự cạnh tranh. Các doanh nghiệp chuyển phát khác trên địa bàn đã đưa ra các chính sách rất hấp dẫn để thu hút lao động của Bưu điện tỉnh Long An. Với thực tế đó, từ năm 2017 trở lại đây, mỗi năm tình trạng người lao động nghỉ việc tương đối nhiều, chiếm bình quân 10% tổng số lao động toàn Bưu điện tỉnh. Đơn vị phải chịu không ít tổn thất bởi việc tuyển dụng tốn khá nhiều thời gian và một số công việc không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại Bưu điện tỉnh Long An” là hết sức cần thiết nhằm giúp Ban lãnh đạo đánh giá đầy đủ hơn về vấn đề này, đồng thời bổ sung thực tiễn về sự gắn bó của người lao động với đơn vị trong tình hình hiện nay. 26 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về sự gắn bó với tổ chức: Theo Mowday và cộng sự [13] sự gắn bó với tổ chức là sức mạnh của sự đồng nhất của cá nhân với tổ chức và sự tham gia tích cực trong tổ chức cụ thể. Theo O’Reilly và Chatman [16], sự gắn bó với tổ chức là lời hứa của cá nhân với tổ chức bao gồm ý thức về gắn bó với công việc, lòng trung thành và niềm tin vào các giá trị của tổ chức. Tổng kết lại, sự gắn bó của nhân viên với tổ chức là trạng thái tâm lý thể hiện sự gắn bó của một cá nhân với tổ chức; đó là lòng trung thành, sự nhiệt tình làm việc của nhân viên đối với tổ chức; đó là sự nỗ lực vì tổ chức, luôn đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của bản thân. Những nhân viên có mức độ gắn bó với tổ chức cao sẽ ít nghĩ đến việc rời bỏ tổ chức của mình. 2.1.2. Các thành phần của sự gắn bó với tổ chức: Theo O’reilly và Chatman [16], sự gắn bó với tổ chức được đo lường bằng ba thành phần: Sự tuân thủ (Compliance); Sự đồng thuận (Identification); Sự tiếp thu (Internalisation). Theo Meyer và Allen [14] Sự gắn bó với tổ chức được đo lường bằng ba thành phần: Gắn bó tình cảm (Affective commitment); Gắn bó bắt buộc (Continuance commitment); Gắn bó quy chuẩn (Normative commitment). Định nghĩa của Meyer và Allen được chấp nhận và sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu, có thành phần gắn bó “tình cảm”, “bắt buộc” và “quy chuẩn”. Meyer và Allen phát hiện ba thành phần gắn bó này liên quan với nhau với mức độ không đồng đều. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thành phần “Gắn bó tình cảm” làm biến phụ thuộc để đo lường cho sự gắn bó với tổ chức của người lao động đang làm việc tại Bưu điện tỉnh Long An. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bưu điện tỉnh Long An Doanh nghiệp chuyển phát Thuyết nhu cầu của Maslow Thuyết bản chất con người Gregor Thuyết hai nhân tố của Herzberg Quản trị họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 813 12 0 -
54 trang 290 0 0
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 244 5 0 -
Tiểu luận: Công tác tổ chức của công ty Bibica
33 trang 236 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 220 0 0 -
Tài liệu học tập Quản trị học: Phần 1
86 trang 219 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 197 0 0 -
Bài giảng Quản trị học: Chương 7 - Chức năng điều khiển.
42 trang 194 0 0 -
Đề cương bài giảng: Quản trị học
trang 183 0 0 -
144 trang 173 0 0