Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.70 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở tiếp cận khung phân tích chiến lược sinh kế với việc sử dụng kết hợp cả phương pháp thống kê mô tả và mô hình logit đa thức, nghiên cứu này cung cấp các thông tin liên quan đến chiến lược sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đăng Hào Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Trên cơ sở tiếp cận khung phân tích chiến lược sinh kế với việc sử dụng kết hợp cả phương pháp thống kê mô tả và mô hình logit đa thức, nghiên cứu này cung cấp các thông tin liên quan đến chiến lược sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dựa vào nông nghiệp vẫn là một chiến lược sinh kế quan trọng đối với các hộ trong khu vực. Tuy vậy, chiến lược sinh kế đang có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa và có sự khác biệt lớn giữa các điểm nghiên cứu và giữa các nhóm hộ. Các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự khác biệt về chiến lược sinh kế là tỷ lệ phụ thuộc, trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô vốn và qui mô đất đai. Do vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề cho người dân là rất quan trọng. Về lâu dài việc đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục ở khu vực này cần được chú trọng. Bên cạnh đó việc cung cấp các chương trình tín dụng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các nông hộ trong khu vực này cũng rất quan trọng. 1. Đặt vấn đề Vùng cát ven biển chạy dọc theo sườn phía Biển Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm 30 xã nằm ven biển và đầm phá thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Theo số liệu thống kê, diện tích của vùng cát ven biển chiếm khoảng 18.2% diện tích tự nhiên của Tỉnh, trong đó một phần lớn diện tích của vùng này là đất cát và đầm phá. Trong khu vực, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai chạy dọc từ phía Bắc đến phía Nam, chia vùng cát thành hai khu vực. Tổng diện tích của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là khoảng 21.600 ha. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh kế của các nông hộ sống dọc theo hai bên của đầm phá. Theo ước tính có đến 300.000 người dân trong vùng có sinh kế gắn liền với việc khai thác các nguồn lợi từ đầm phá (Mai Văn Xuân, 2006). So với các khu vực khác, vùng cát ven biển có qui mô dân số lớn và mật độ dân số cao hơn. Nhờ các chính sách phát triển nông nghiệp, trong hơn mười năm qua nền kinh tế địa phương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với tốc độ tăng trưởng kinh tế 93 hàng năm trên 10 %. Cũng trong thời gian đó tăng trưởng nông nghiệp luôn duy trì ở mức 3 - 4 % trên năm. Chiến lược sinh kế của các nông hộ có những chuyển đổi năng động, bên cạnh các hoạt động sinh kế truyền thống là nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, các hoạt động nuôi trồng thủy sản, ngành nghề, dịch vụ đã phát triển nhanh trong những năm gần đây. Đời sống của người dân trong vùng đang từng bước được cải thiện. Tuy vậy, người dân trong khu vực này đang đứng trước nhiều thách thức lớn do áp lực dân số tăng nhanh, trình độ dân trí thấp, thiếu việc làm và thu nhập thấp. Bên cạnh đó các nguồn lực tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng canh tác và nuôi trồng thủy sản không bền vững, mức độ ô nhiễm lớn. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu theo chiều hướng bất lợi như hạn hán, lụt lội và nhiễm mặn. Cơ sở hạ tầng như đường sá, thủy lợi, thông tin, thị trường và nước sạch trong khu vực này cũng kém phát triển. Trong những năm gần đây, nhờ sự đầu tư lớn từ trung ương và địa phương, các tuyến đường chính đã được nâng cấp, nhiều cây cầu lớn đã được xây dựng. Tuy vậy, so với các vùng khác tình trạng giao thông ở khu vực này vẫn kém phát triển, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển nông sản, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng các chiến lược sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các chiến lược sinh kế chính của người dân vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đa dạng hóa chiến lược sinh kế góp phần phát triển bền vững kinh tế các hộ trong vùng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Tiếp cận chiến lược sinh kế Theo Ellis, chiến lược sinh kế là sự tập hợp của các hoạt động nhằm tạo ra các phương tiện, các nguồn thu nhập cho sự tồn tại và phát triển của các nông hộ (Ellis, 2000). Nói một cách khác, chiến lược sinh kế là các khả năng phối kết hợp các hoạt động, các sự lựa chọn để tối ưu hóa việc sử dụng các tài sản sinh kế hiện có của nông hộ nhằm đạt được các mục tiêu của nông hộ như các hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư và hoạt động tái sản xuất. Chiến lược sinh kế là một hợp phần quan trọng trong sinh kế của nông hộ, nó có mối quan hệ phụ thuộc vào các tài sản sinh kế của nông hộ. Chiến lược sinh kế được thực hiện thông qua các hoạt động sinh kế dựa trên các tài sản sinh kế hiện có nhằm tạo ra các nguồn thu nhập đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông hộ tại các thời điểm khác nhau. Nhìn chung, các hoạt động sinh kế có tính đa dạng và có tính thay đổi qua thời gian nhằm thích ứng với các cơ hội và thách thức được tạo ra do sự thay đổi của môi trường sinh kế và sự tương tác của chúng qua thời gian (Scoones, 1998; Ellis, 2000; Davies, 1996; Carney, 1998; Barrett and Reardon, 2000). 94 Dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau trong các nghiên cứu gần đây nhiều kiểu chiến lược và hoạt động sinh kế được xác định. Tuy vây, chiến lược đa dạng hóa sinh kế vẫn được xem là phổ biến nhất. Đa dạng hóa được định nghĩa như là một quá trình mà trong đó nông hộ lựa chọn và xác định một tập hợp các hoạt động và tài sản sinh kế có tính đa dạng để tồn tại và cải thiện mức sống của họ. Đa dạng hóa đòi hỏi sự đa dạng trong nội bộ ngành nông nghiệp (một hệ thống các loại cây trồng, vật nuôi, và các hoạt động kinh tế khác có tính chất dựa vào tài nguyên thiên nhiên) và sự đa dạng các ngành kinh tế phi nông nghiệp của nông h ...

Tài liệu được xem nhiều: