Danh mục

Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái - bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á (2)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 427.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa lạm phát (LP) và tỷ giá hối đoái tại sáu quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam +5) có nền kinh tế đang phát triển bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan giai đoạn 2000-2020. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc thu thập dữ liệu thống kê từ Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) rồi phân tích, so sánh, thống kê khám phá và mô hình hồi quy tuyến tính để lượng hoá sự thay đổi của hai biến là lạm phát và tỷ giá hối đoái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái - bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á (2) CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Phan Thùy Linh1, Hoàng Thị Trang Linh1 1. Email: 2023403010977@student.tdmu.edu.vnTÓM TẮT Bài nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa lạm phát (LP) và tỷ giá hối đoái(TGHĐ) tại sáu quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam +5) có nền kinh tế đang phát triển bao gồmViệt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan giai đoạn 2000-2020. Bàinghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc thu thập dữ liệu thống kêtừ Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) rồi phân tích, so sánh, thống kê khám phá và mô hình hồi quytuyến tính để lượng hoá sự thay đổi của hai biến là lạm phát và tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu đãphân tích và cho thấy chúng ta rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa biến LP với biến TGHĐtrong hầu hết các quốc gia được nghiên cứu ở trong bài nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu khoahọc này thì biến LP là nguyên nhân và TGHĐ là kết quả của mối tương quan này, tác động củaLP đến TGHĐ là rất mạnh. Khi LP biến động gần như ngay lập tức nó tác động đến TGHĐ.Hai biến số kinh tế vĩ mô này có quan hệ đồng thuận với nhau. Do đó nếu kiềm chế tốt đượcLP thì có thể giúp cho TGHĐ ổn định và góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô kháctrong giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, ổn định kinh tế vĩ mô, các nền kinh tế đang phát triển.1.GIỚI THIỆU Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia.Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừngcủa nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá tác động hầu hết đến các mặt hoạtđộng của nền kinh tế như tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính tiềntệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp…. Nhưng một trongnhững tác động nhanh chóng và rõ ràng nhất đó là tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cácquốc gia, trong đó có Việt Nam, luôn sử dụng tỷ giá như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnhhoạt động xuất nhập khẩu của mình. Theo nghiên cứu của Rajan.S (2012) nêu rõ “Khu vực châu Á được xem là nơi có nhiềuchế độ tỷ giá hối đoái (TGHĐ) trên thế giới, nhưng đang có dấu hiệu dịch chuyển dần dần theohướng TGHĐ linh hoạt hơn ở nhiều quốc gia trong khu vực. Ở đó, có thấy bằng chứng về sự“Sợ tăng giá” được biểu hiện trong sự can thiệp của TGHĐ bất đối xứng. Nghĩa là sẵn sàng chophép giảm giá, miễn cưỡng cho phép tăng giá. Tuy nhiên vẫn có một mức độ cố định cao vớiđồng ngoại tệ đô la Mỹ”. Như ta đã thấy, tỷ giá thường biến động rất nhanh trong ngắn hạn,nhưng lại có chiều hướng chậm dãi trong dài hạn. Ngoài lạm phát, thì lãi suất cũng là một trong 180những nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái, quyết định sâu sắc đến nền kinh tế của một quốc gia.Tỷ giá hối đoái là một trong những cấp độ của thương mại, điều mà các nền kinh tế trên thếgiới đều hết sức quan tâm. Trong đó, lạm phát (LP) luôn được xem xét là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô cơbản, và có mối quan hệ chặt chẽ giữa LP và TGHĐ tại các quốc gia châu Á theo nghiên cứucủa (Achsani và cộng sự, 2010). Do tính chất quan trọng này, nghiên cứu tập trung nghiên cứumối quan hệ giữa LP và TGHĐ, phân tích sự tác động của LP tới TGHĐ tại các quốc gia ĐôngNam Á có nền kinh tế đang phát triển bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines,Singapore, Thái Lan trong giai đoạn 2000- 2020. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm vàđồng thời đưa ra các khuyến nghị, chính sách phù hợp nhằm kiềm chế LP để ổn định TGHĐ tạiViệt Nam góp phần đạt được các mục tiêu vĩ mô khác trong giai đoạn tiếp theo, góp phần làmcho nền kinh tế của đất nước phát triển hơn.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, LẠM PHÁT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁCĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.1. Cơ sở lí thuyết Tỷ giá hối đoái Nguyễn Văn Tiến (2013) hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thươngmại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế …. đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau.Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này traođổi với đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ nàyđược gọi là tỷ giá. Vậy có thể định nghĩa theo cách ngắn gọn hơn là “Tỷ giá là giá cả của mộtđồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”. Karl Mark (1818- 1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối đoái. Trongbộ “Tư bản” (1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai đoạnphát triển sản xuất của xã hội, tính chất, cường độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ pháttriển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Theo luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Điều 6, khoản 5 ghi rõ “Tỷ giá hối đoái củađồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam”. Nguyễn Văn Tiến (2013) từ khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát tỷ giá hối đoái(TGHĐ) là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa cácquốc gia/ khu vực trên thế giới. Hiện nay, TGHĐ trên thế giới được niêm yết theo hai phươngpháp sau: Phương pháp yết giá trực tiếp: Trong phương pháp này đồng nội tệ sẽ đóng vai trò là đồngyết giá và có đơn vị cố định là một đơn vị, còn đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng định giá cósố đơn vị thay đổi dựa theo thay đổi trên thị trường ngoại hối. Ví dụ tại Nhật bản sẽ yết giá nhưsau: 1JYP=0,008USD. Phương pháp yết giá gián tiếp: Đây là cách yết giá tại các quốc gia sở hữu đồng tiền yếu.Khi đó đồng ngoại tệ sẽ đóng vai trò là đồng yết giá, còn đồng nội tệ của quốc ...

Tài liệu được xem nhiều: