Danh mục

Các nước châu Phi phát triển và quan hệ xuất khẩu với các mặt hàng lương thực thực phẩm Việt Nam - 2

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.53 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (44 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với EU, tác động lớn nhất của hiệp định này là việc Maroc từng bước loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa EU trong thời hạn 12 năm. Maroc và Mỹ có quan hệ song phương khá phát triển. Maroc chú trọng thu hút các công ty Mỹ vào đầu tư kinh doanh. Hiệp định thương mại và đầu tư ký năm 1995 giữa Mỹ và Maroc quy định các bên sẽ áp dụng những biện pháp khuyến khích thương mại hàng hóa và dịch vụ, và thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nước châu Phi phát triển và quan hệ xuất khẩu với các mặt hàng lương thực thực phẩm Việt Nam - 2Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chế bằng hạn ngạch. Đối với EU, tác động lớn nhất của hiệp định n ày là việc Maroc từng bước loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa EU trong thời hạn 12 năm. Maroc và Mỹ có quan hệ song ph ương khá phát triển. Maroc chú trọng thu hút các công ty Mỹ vào đầu tư kinh doanh. Hiệp định thương mại và đầu tư ký năm 1995 giữa Mỹ và Maroc quy định các bên sẽ áp dụng những biện pháp khuyến khích thương mại hàng hóa và dịch vụ, và thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại và đầu tư dài hạn. Các nhóm công tác hỗn hợp gồm các quan chức Mỹ, Maroc và các đại diện khu vực tư nhân đã được lập để xác định các giải pháp cụ thể cho những mục tiêu trên. Maroc đóng một vai trò tích cực trong các sáng kiến hội nhập khu vực. Tháng 5/2001, Maroc đã ký Tuyên bố Agadir cùng với Tuynidi, Ai Cập và Jordani hướng tới mục tiêu thành lập một khu thương mại tự do giữa các nước phía nam Địa Trung Hải trước đó đã ký Hiệp định hợp tác với EU. Maroc cũng là thành viên tích cực trong Liên minh Arập Maghreb (UMA). Maroc ngày càng quan tâm phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước Châu Á. Với Trung Quốc, Maroc đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận về thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, vận tải hàng không, vận tải đường biển, thanh toán... Với Nhật Bản, Maroc cố gắng tranh thủ vốn vay v à đầu tư. Hiệp định thương mại song phương được ký từ năm 1961, với nhiều lần điều chỉnh bổ sung. Ngoài ra hai nước còn ký nhiều thỏa thuận qua đó Nhật Bản cho Maroc vay vốn để phát triển kinh tế xã hội. Về mở cửa thị trường, phù hợp với các cam kết trong khuôn khổ WTO, Chính phủ Maroc đã từng bước giảm bớt các rào cản thương mại trong thập kỉ qua, tuy nhiênSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhìn chung mức độ bảo hộ vẫn còn cao. Mức thuế nhập khẩu trung bình hiện nay là 35%. Thuế nhập khẩu dao động từ 2,5% đối với nguyên liệu thô, máy móc thiết bị lên đến 349% đối với một số mặt hàng thực phẩm. Hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0-20%, trong khi hàng sản xuất trong nước thường không phải chịu loại thuế này. Nói chung, hạn chế định lượng đối với các mặt hàng nông sản và thực phẩm đã được thay bằng thuế nhập khẩu ở mức cao, bình quân các loại phí và thuế nhập khẩu gộp lại khoảng 80%. Hiện nay, 95% các mặt hàng được tự do nhập khẩu vào Maroc. Hầu hết các quy định cấm nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu đã được loại bỏ, ngoại trừ vũ khí, chất nổ, quần áo và lốp xe đã qua sử dụng. Như vậy thuế quan là cơ sở duy nhất để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên thuế nhập khẩu ở mức cao được coi là cản trở chính đối với hàng hóa nhập khẩu vào Maroc. Về xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng đều được xuất khẩu tự do, trừ các mặt hàng sau phải có giấy phép của Bộ Ngoại thương Maroc: đồ cổ hơn 100 năm tuổi, các sản phẩm khảo cổ, lịch sử, cổ sinh vật học, những mẫu vật về giải phẫu, thực vật, khoáng chất và động vật học, than củi và bột ngũ cốc, ngoại trừ bột gạo. Chính phủ Maroc đã có nhiều biện pháp cải thiện môi tr ường đầu tư trong những năm gần đây, như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia chương trình tư nhân hóa, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước… 3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-MAROC 3.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-MAROCSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Việt Nam và Maroc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 27/3/1961. Hiện nay, Đại sứ quán Maroc tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Ai- cập kiêm nhiệm Maroc. Hai bên cũng đã trao đổi một số đoàn cấp cao. Gần đây nhất, tháng 11/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã sang thăm và làm việc tại Maroc. Cùng đi có đại diện các bộ, ngành và đông đảo các doanh nghiệp. Tháng 6/2001, Việt Nam và Maroc đã ký Hiệp định thương mại, quy định dành cho nhau quy chế MFN trong buôn bán song phương. Đây là hiệp định đầu tiên được ký giữa hai nước. Tháng 6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép mở thương vụ tại Maroc. Theo kế hoạch, giữa năm 2005, Tham tán Thương mại Việt Nam sẽ lên đường nhận nhiệm vụ tại Marốc. Đây sẽ là một điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. Trong lĩnh vực n ...

Tài liệu được xem nhiều: