Danh mục

Các phong tục lạ về Đám Cưới của người Trung Quốc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 523.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các phong tục lạ về Đám Cưới của người Trung Quốc Trung Quốc là đất nước có lịch sử vô cùng lâu đời và 1 nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Phong tục tập quán ở Trung Quốc rất phong phú, đa dạng, đôi khi cũng rất lạ lùng. Xin giới thiệu một số phong tục lạ liên quan đến đám cưới, hôn nhân ở Trung Quốc
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các phong tục lạ về Đám Cưới của người Trung Quốc Các phong tục lạ về Đám Cưới của người Trung Quốc Trung Quốc là đất nước có lịch sử vô cùng lâu đời và 1 nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Phong tục tập quán ở Trung Quốc rất phong phú, đa dạng, đôi khi cũng rất lạ lùng. Xin giới thiệu một số phong tục lạ liên quan đến đám cưới, hôn nhân ở Trung Quốc 1. Anh em chung vợ Hôn nhân của dân tộc Tạng rất phức tạp. Nói chung, có 3 chế độ: 1 vợ 1 chồng, 1 chồng nhiều vợ, 1 vợ nhiều chồng. Chế độ 1 chồng nhiều vợ thường xảy ra ở những gia đình giàu có và những chủ nô. Thường là chị em lấy chung 1 chồng. Một vợ nhiều chồng chỉ nhiều anh em lấy chung 1 vợ. Gia đình kiểu này thường là mẫu hệ.Lại có chuyện nhiều bạn bè lấy chung 1 vợ. Có trường hợp 1 người bạn thân đến nhà bạn và nhà bạn thiếu người làm cho nên ở lại nhà bạn và quan hệ luôn với vợ bạn. 2. Cưới cô dâu “cao số” Ở tỉnh Triết Giang, nếu trước ngày cưới đi xem bói, cô dâu nào không may bị bà thầy phán là có số “phá gia chi nữ” thì cô ấy sẽ không được đi kiệu về nhà chồng như các đám cưới bình thường. Trước khi cưới chừng 2,3 ngày, cô dâu phải làm ra vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền. Cô mang theo vài bộ quần áo không lành lặn lắm, 1 cái ô cũ kỹ,1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa. Hành trang của cô giống như 1 kẻ đi ăn xin. Đến ngày cưới, lúc chập choạng tối, bên nhà gái phải trốn tránh, không ai xuất đầu lộ diện. Mọi việc do phía nhà trai cáng đáng. Cô dâu thay quần áo mới, trang điểm, xách theo đồ dùng đẹp đẽ, dưới sự giúp sức của 2 cô gái do nhà trai cử đến. Cô cùng đi bộ với 2 cô bạn gái chừng 20 tuổi rồi mới bước lên kiệu hoa và được rước về nhà trai bằng con đường tắt. Phải 126 ngày cô ở bên nhà chồng, rồi mới được thăm mẹ đẻ. Khi về nhà mình rồi, bên nhà gái mới ăn mừng, con gái mới đi lấy chồng trở về thăm mẹ. Nhà gái làm cỗ linh đình, mời bà con thân thuộc đến dự. 3. Đốt đuốc đón cô dâu Dân tộc Đồng ở huyện Tĩnh (tỉnh Hồ Nam) đón cô dâu vào giữa đêm. Đi đón cô dâu, phía nhà trai có chừng 30 người. Mỗi người cầm 1 bó đuốc nhựa thông ra khỏi nhà, vượt núi, vượt suối đến nhà cô dâu. Họ vừa đi vừa đánh trống, thổi kèn và chơi nhạc cụ, đầy nhiệt tình vui vẻ giữa mênh mông vắng lặng.Đến nhà cô dâu, bên nhà gái rước dâu, cô dâu quàng khăn lên đầu, cổ đeo kiềng, vai khoác vòng hoa, tay phải cầm chiếc ô bằng giấy có phết dầu trẩu (trừ tà). Cô dâu đi theo nhà trai cùng 2 cô gái phù dâu trong tiếng nhạc rộn ràng. Nếu trên đường về nhà chồng gặp 1 đám cưới khác, cô dâu phải trao đổi thắt lưng với cô dâu ở đám cưới kia để chúc mừng hạnh phúc nhau. Khi đám rước dâu về tới cổng nhà, người ta đốt pháo mừng. Một vị trưởng lão trên 50 tuổi đứng ra làm mọi nghi thức đón cô dâu vào nhà. Sau khi làm lễ, cô dâu được mời vào phòng trong, ăn với chú rể bữa cơm đêm. Ngày hôm sau, cô dâu được mời 1 bữa thật ngon, gọi là “yến nhiều món” rồi cùng 2 cô phù dâu trở về nhà mẹ đẻ. Từ đó, chú rể thường đi lại làm khách của cô dâu. Đến khi cô dâu có mang, cô mới mang 1 chiếc xe quay sợi về nhà trai định cư. 4. Mùa xuân ném cô dâu Vùng núi Ô Long bên bờ sông Tân An thuộc Vân Nam có mấy làng chài. Người dân ở đây biết bơi từ trong bụng mẹ. Các gia đình thường lấy vợ cho con trước Tết Nguyên đán chừng 10 ngày để đón năm mới và cô dâu mới. Người dân ở đây có tục “ném cô dâu” trong lễ cưới. Thuyền cưới nhà trai kết hoa xanh đỏ, áp vào thuyền nhà gái, lá xanh và dây hoa rừng trắng. Ném cô dâu là 1 động tác vui vẻ, mạo hiểm và thượng võ. Chỉ cần không thận trọng là cô dâu và người ném có thể lăn xuống nước. Đó là điềm gở cho 2 gia đình và làm cho ngày Tết mất vui. Khi cô dâu bị ném, 1 chàng trai là anh em hoặc có họ với cô sẽ ôm ngang lưng cô, 1 tay giữ phần mông, dùng sức ném cô dâu sang thuyền nhà trai trong tiếng hô “1,2,3…”. Người đỡ cô dâu ở bên nhà trai có thể là chú rể hoặc là 1 người đứng tuổi.Trong lễ ném cô dâu, thuyền nhà trai cho nổ 3 phát pháo, bên thuyền nhà gái nổ 2 phát pháo. Sau lễ ném cô dâu, mọi người đều trở về làng, đẩy ra cho cô dâu và chú rể 1 chiếc thuyền nhỏ, có đủ thức ăn dùng trong mấy ngày, cô dâu và chú rể bơi thuyền đến 1 nơi khuất nẻo, sống với nhau mấy ngày. Họ phải trở về nhà với bố mẹ vào ngày 23 tháng Chạp để chuẩn bị Tết. 5. Tạ hôn và cưới chịu Phía Nam Trung Quốc gần Việt Nam, người Mán có phong tục lạ là tạ hôn và cưới chịu. Các cô gái thường có 3,4 người tình. Nhưng một khi cô đã chính thức đính hôn với ai, cô sẽ cắt bỏ quan hệ với người khác. Điều lạ là đêm tân hôn, cô dâu không làm lễ động phòng với chú rể mà đến với người tình cũ để tạ ơn và hưởng đêm xuân với anh ta. Cô gái phải đi tạ ơn mỗi người tình 1 đêm rồi trở về với chồng. Khi trai gái kết hôn, nhà trai phải mang sang nhà gái nhiều của cải và vật phẩm, tổ chức yến tiệc linh đình chiêu đãi cả bộ tộc. Nếu nhà trai không có tiền thì nhà gái cho chịu, rồi sẽ phải trả. Do vậy, có đám cưới đến khi con cái đầy đàn mới trả hết nợ. 6. Lễ cưới vào ban đêm Các dân tộc người Trung Quốc thường tổ chức làm lễ cưới vào ban ngày, riêng dâ ...

Tài liệu được xem nhiều: