Các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu thực nghiệm
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 694.94 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu thực nghiệm" sẽ tổng hợp các định nghĩa về chất lượng kiểm toán và các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời, phân tích mức độ phù hợp của các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán với lý thuyết về chất lượng kiểm toán và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu thực nghiệm 485 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TRONG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Trương Hoàng Tú Nhi Ths. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng Võ Văn Cương TS. Kiểm toán nhà nước khu vực VIII 1. Đặt vấn đề Chất lượng kiểm toán (CLKT) là một trong những chủ đề được nhiều học giả kinh tế quan tâm hiện nay. Để bắt đầu cho một nghiên cứu về CLKT thì việc nắm rõ khái niệm về CLKT và các phương pháp đo lường CLKT là cần thiết. Bài viết này sẽ tổng hợp các định nghĩa về CLKT và các phương pháp đo lường CLKT trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời, phân tích mức độ phù hợp của các phương pháp đo lường CLKT với lý thuyết về CLKT và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp. 2. Định nghĩa về CLKT Vấn đề về CLKT mang tính chủ quan và được phản ánh trong nhiều định nghĩa đa dạng, và đôi khi khác nhau, đã được nhiều cơ quan chức năng và cá nhân đưa ra trong 20 năm qua (Knechel và cộng sự, 2013). Do đó, một số cơ quan quản lý và cơ quan xây dựng tiêu chuẩn dường như đã đi đến kết luận rằng việc đạt được sự đồng thuận về định nghĩa CLKT có thể là không thể. Ví dụ: Hội đồng báo cáo tài chính (Financial Reporting Council - FRC 2006, 16) tuyên bố rằng ''không có một định nghĩa thống nhất nào về CLKT có thể được sử dụng làm 'tiêu chuẩn' để đánh giá chất lượng thực tế của cuộc kiểm toán'. Trong Báo cáo tham vấn của Tổ chức Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (International Organization of Securities Commissions - IOSCO 2009, 3), một quan điểm tương tự cũng được thể hiện rằng CLKT khó xác định cụ thể đối với các bên liên quan và khó đạt được sự đồng thuận. Bài viết này này xem xét một số định nghĩa dưới đây để làm nổi bật đa dạng trong định nghĩa về CLKT. Ngay từ ban đầu, CLKT đã được định nghĩa là một kết quả có điều kiện dựa trên sự hiện diện của một số thuộc tính nhất định của kiểm toán viên (Knechel và cộng sự, 2013). Định nghĩa được sử dụng rộng rãi được đề xuất bởi DeAngelo (1981) cho rằng CLKT là ''xác suất chung được thị trường đánh giá rằng một kiểm toán viên (KTV) sẽ phát hiện ra vi phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo vi phạm'. Định nghĩa này thường được hiểu là chia nhỏ CLKT thành hai thành phần: (1) khả năng KTV phát hiện ra các sai sót hiện có và (2) hành động thích hợp đối với phát hiện đó. Thành phần đầu tiên liên quan đến năng lực và mức độ nỗ lực của KTV trong khi thành phần thứ hai liên quan đến tính khách quan, sự hoài nghi nghề nghiệp và tính độc lập của KTV. Hai thành phần này cũng gợi ý rằng các khía cạnh khác nhau của cuộc kiểm toán có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán tổng thể. Việc phát hiện ra một sai sót đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực thích hợp trong quá trình đánh giá (tức là ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào và quá trình), trong khi việc báo cáo một sai sót đòi hỏi KTV phải thực hiện hành động thích hợp với bối cảnh hiện tại khi kết thúc cuộc kiểm toán (tức là dựa trên kết quả đầu ra và bối cảnh). Tuy nhiên, theo Knechel và cộng sự (2013), có 2 vấn đề nảy sinh từ định nghĩa này, đó là (1) nó chưa được đối chiếu với mô hình rủi ro kiểm toán, được sử dụng để hướng dẫn cuộc kiểm toán và phản ánh nhận thức của KTV, và (2) nhận thức của những người tham gia thị trường có thể sai lầm. Tuy vậy, định nghĩa của DeAngelo (1981) về CLKT vẫn rất có giá trị vì nó xác định được hai thành phần quan trọng của CLKT. @ Trường Đại học Đà Lạt 486 Có một số định nghĩa về CLKT trong tài liệu đề cập đến trách nhiệm của KTV trong quá trình kiểm toán hoặc trách nhiệm của KTV trong việc đạt được mục tiêu của cuộc đánh giá. Ví dụ, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (Government Accountability Office – GAO, 2003) định nghĩa một cuộc kiểm toán có chất lượng là một cuộc kiểm toán thực hiện ''theo các chuẩn mực kiểm toán (CMKiT) được chấp nhận chung (Generally Accepted Auditing Standards - GAAS) để cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán và các thuyết minh có liên quan được (1) trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (Generally Accepted Accounting Principles - GAAP), và (2) là không bị sai lệch trọng yếu cho dù do sai sót hoặc gian lận.'' Các sai lệch trọng yếu so với các chuẩn mực được coi là phản ánh của CLKT kém. Quan điểm này cũng phù hợp với các nghiên cứu chuyên môn kiểm toán trước đây như Tie (1999), Krishnan và Schauer (2001). Một số nhà nghiên cứu về chuyên môn kiểm toán khác lại tập trung vào phát hiện sai sót và vào chất lượng BCTC. Họ cho rằng một cuộc kiểm toán có chất lượng cao sẽ phát hiện ra các sai sót trong lợi nhuận được báo cáo và nâng cao độ tin cậy của BCTC (ví dụ: Chan và Wong. 2002; Gul và cộng sự 2002; Behn và cộng sự 2008; Chang và cộng sự. 2009). Ngoài ra, những người khác chỉ ra rằng CLKT liên quan trực tiếp đến khối lượng công việc kiểm toán (Carcello và cộng sự 2002). Những quan điểm khác nhau này có một liên kết chung, đó là ý tưởng rằng CLKT tồn tại dựa trên một quy trình liên tục trong đó việc thực thi CMKiT càng nhiều càng tốt (Knechel và cộng sự, 2013). DeFond và Zhang (2014) cho rằng trong một cuộc kiểm toán có chất lượng cao, KTV không chỉ xem xét các lựa chọn kế toán của khách hàng có tuân thủ GAAP hay không mà còn xem BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty hay không. Cụ thể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu thực nghiệm 485 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TRONG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Trương Hoàng Tú Nhi Ths. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng Võ Văn Cương TS. Kiểm toán nhà nước khu vực VIII 1. Đặt vấn đề Chất lượng kiểm toán (CLKT) là một trong những chủ đề được nhiều học giả kinh tế quan tâm hiện nay. Để bắt đầu cho một nghiên cứu về CLKT thì việc nắm rõ khái niệm về CLKT và các phương pháp đo lường CLKT là cần thiết. Bài viết này sẽ tổng hợp các định nghĩa về CLKT và các phương pháp đo lường CLKT trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời, phân tích mức độ phù hợp của các phương pháp đo lường CLKT với lý thuyết về CLKT và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp. 2. Định nghĩa về CLKT Vấn đề về CLKT mang tính chủ quan và được phản ánh trong nhiều định nghĩa đa dạng, và đôi khi khác nhau, đã được nhiều cơ quan chức năng và cá nhân đưa ra trong 20 năm qua (Knechel và cộng sự, 2013). Do đó, một số cơ quan quản lý và cơ quan xây dựng tiêu chuẩn dường như đã đi đến kết luận rằng việc đạt được sự đồng thuận về định nghĩa CLKT có thể là không thể. Ví dụ: Hội đồng báo cáo tài chính (Financial Reporting Council - FRC 2006, 16) tuyên bố rằng ''không có một định nghĩa thống nhất nào về CLKT có thể được sử dụng làm 'tiêu chuẩn' để đánh giá chất lượng thực tế của cuộc kiểm toán'. Trong Báo cáo tham vấn của Tổ chức Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (International Organization of Securities Commissions - IOSCO 2009, 3), một quan điểm tương tự cũng được thể hiện rằng CLKT khó xác định cụ thể đối với các bên liên quan và khó đạt được sự đồng thuận. Bài viết này này xem xét một số định nghĩa dưới đây để làm nổi bật đa dạng trong định nghĩa về CLKT. Ngay từ ban đầu, CLKT đã được định nghĩa là một kết quả có điều kiện dựa trên sự hiện diện của một số thuộc tính nhất định của kiểm toán viên (Knechel và cộng sự, 2013). Định nghĩa được sử dụng rộng rãi được đề xuất bởi DeAngelo (1981) cho rằng CLKT là ''xác suất chung được thị trường đánh giá rằng một kiểm toán viên (KTV) sẽ phát hiện ra vi phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo vi phạm'. Định nghĩa này thường được hiểu là chia nhỏ CLKT thành hai thành phần: (1) khả năng KTV phát hiện ra các sai sót hiện có và (2) hành động thích hợp đối với phát hiện đó. Thành phần đầu tiên liên quan đến năng lực và mức độ nỗ lực của KTV trong khi thành phần thứ hai liên quan đến tính khách quan, sự hoài nghi nghề nghiệp và tính độc lập của KTV. Hai thành phần này cũng gợi ý rằng các khía cạnh khác nhau của cuộc kiểm toán có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán tổng thể. Việc phát hiện ra một sai sót đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực thích hợp trong quá trình đánh giá (tức là ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào và quá trình), trong khi việc báo cáo một sai sót đòi hỏi KTV phải thực hiện hành động thích hợp với bối cảnh hiện tại khi kết thúc cuộc kiểm toán (tức là dựa trên kết quả đầu ra và bối cảnh). Tuy nhiên, theo Knechel và cộng sự (2013), có 2 vấn đề nảy sinh từ định nghĩa này, đó là (1) nó chưa được đối chiếu với mô hình rủi ro kiểm toán, được sử dụng để hướng dẫn cuộc kiểm toán và phản ánh nhận thức của KTV, và (2) nhận thức của những người tham gia thị trường có thể sai lầm. Tuy vậy, định nghĩa của DeAngelo (1981) về CLKT vẫn rất có giá trị vì nó xác định được hai thành phần quan trọng của CLKT. @ Trường Đại học Đà Lạt 486 Có một số định nghĩa về CLKT trong tài liệu đề cập đến trách nhiệm của KTV trong quá trình kiểm toán hoặc trách nhiệm của KTV trong việc đạt được mục tiêu của cuộc đánh giá. Ví dụ, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (Government Accountability Office – GAO, 2003) định nghĩa một cuộc kiểm toán có chất lượng là một cuộc kiểm toán thực hiện ''theo các chuẩn mực kiểm toán (CMKiT) được chấp nhận chung (Generally Accepted Auditing Standards - GAAS) để cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán và các thuyết minh có liên quan được (1) trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (Generally Accepted Accounting Principles - GAAP), và (2) là không bị sai lệch trọng yếu cho dù do sai sót hoặc gian lận.'' Các sai lệch trọng yếu so với các chuẩn mực được coi là phản ánh của CLKT kém. Quan điểm này cũng phù hợp với các nghiên cứu chuyên môn kiểm toán trước đây như Tie (1999), Krishnan và Schauer (2001). Một số nhà nghiên cứu về chuyên môn kiểm toán khác lại tập trung vào phát hiện sai sót và vào chất lượng BCTC. Họ cho rằng một cuộc kiểm toán có chất lượng cao sẽ phát hiện ra các sai sót trong lợi nhuận được báo cáo và nâng cao độ tin cậy của BCTC (ví dụ: Chan và Wong. 2002; Gul và cộng sự 2002; Behn và cộng sự 2008; Chang và cộng sự. 2009). Ngoài ra, những người khác chỉ ra rằng CLKT liên quan trực tiếp đến khối lượng công việc kiểm toán (Carcello và cộng sự 2002). Những quan điểm khác nhau này có một liên kết chung, đó là ý tưởng rằng CLKT tồn tại dựa trên một quy trình liên tục trong đó việc thực thi CMKiT càng nhiều càng tốt (Knechel và cộng sự, 2013). DeFond và Zhang (2014) cho rằng trong một cuộc kiểm toán có chất lượng cao, KTV không chỉ xem xét các lựa chọn kế toán của khách hàng có tuân thủ GAAP hay không mà còn xem BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty hay không. Cụ thể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đo lường chất lượng kiểm toán Chất lượng kiểm toán Quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính kiểm toán Thị trường chứng khoán Phí kiểm toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
293 trang 303 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 301 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 298 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 251 0 0 -
9 trang 240 0 0
-
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 227 0 0