Danh mục

Các Phương Pháp Phân Tích Nghiên cứu tình huống: Nghèo đói và chính sách tác động

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ninh Thuận là một tỉnh nghèo nhất trong vùng Đông nam bộ và cũng là tỉnh rất nghèonếu so với cả nước. Khoảng 3360 km2 diện tích nơi đây bao gồm cả đồng bằng, đồi núivà miền biển quanh năm chìm trong nắng nóng. Lượng mưa hằng năm thì rất ít nhưngthường có mưa kèm theo bão lớn gây nên lũ lụt. Chính kiểu thời tiết này đã ảnh hưởngxấu đến khả năng sản xuất và đời sống của các hộ dân nơi này, đặc biệt là các hộ sốngphụ thuộc vào nông nghiệp.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các Phương Pháp Phân Tích Nghiên cứu tình huống:Nghèo đói và chính sách tác động Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2006-2007 Học kỳ Thu Các Phương Pháp Phân Tích Nghiên cứu tình huống Nghèo đói và chính sách tác động Ngày phát: Thứ sáu, ngày 1 tháng 12 năm 2006 Thảo luận: 13g30 ngày 1 tháng 12 năm 2006Ninh Thuận là một tỉnh nghèo nhất trong vùng Đông nam bộ và cũng là tỉnh rất nghèonếu so với cả nước. Khoảng 3360 km2 diện tích nơi đây bao gồm cả đồng bằng, đồi núivà miền biển quanh năm chìm trong nắng nóng. Lượng mưa hằng năm thì rất ít nhưngthường có mưa kèm theo bão lớn gây nên lũ lụt. Chính kiểu thời tiết này đã ảnh hưởngxấu đến khả năng sản xuất và đời sống của các hộ dân nơi này, đặc biệt là các hộ sốngphụ thuộc vào nông nghiệp.Đời sống kinh tế Ninh Thuận chủ yếu dựa vào nông nghiệp (tỷ trọng nông, lâm và thủysản qua các năm thường ở mức xấp xỉ 50% GDP) với hơn 70% lao động làm việc trongkhu vực này. Sản phẩm chủ yếu vẫn là cây lương thực như lúa, bắp, đậu. Ngành nuôi tômở 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước đã có lúc khởi sắc mang lại thu nhập đáng kể song lạiđang bước vào thời kỳ khó khăn do ô nhiễm nguồn nước, thiên tai và dịch bệnh liênmiên. Tương tự, ngành chăn nuôi cừu và dê một năm trước còn được xem như cứu cánhcủa vùng đất này thì nay đang có dấu hiệu chững lại khiến không ít hộ chăn nuôi lâm vàocảnh lao đao do không trả được nợ vay ngân hàng. Công nghiệp sản xuất và dịch vụ dulịch là những bước tiến mới trong chủ trương của tỉnh nhưng chỉ đang ở những bước khởiđầu. Khả năng tìm kiếm một việc làm ổn định ngoài nông nghiệp vì thế cũng rất nhỏ. Khung 1: Việc làm nông nghiệp và mức sống Ông Bi, 42 tuổi là chủ hộ của một gia đình có 6 thành viên ở Phước Khánh, Ninh Phước. Từ trước đến giờ gia đình ông chỉ biết làm nông, vất vả lắm mới có đủ cái ăn chứ chưa lúc nào có dư dả để dành dụm. Năm 2001, ông trồng đậu xanh và bắp trên mảnh ruộng của người anh ruột gần sông Quao. Vụ đầu tiên cho năng khá nên ông phấn khởi lắm. Thế mà cuối năm đó, lũ về quét sạch tất cả những gì ông có. Vậy là trắng tay! Ông và người con trai lớn đành phải xin đi làm thuê, công việc bữa có bữa không nên hoàn cảnh gia đình ngày caøng tồi tệ. Giữa năm 2004, ông Bi được ngân hàng chính sách xét cho vay 3 triệu đồng để mua một con cừu nái. Con này đẻ được 2 con đực nên 8 tháng sau ông bán được 800.000 ngàn. Chăn nuôi cừu đang lúc phát triển nhanh nên mang lại cho ông nhiều hy vọng. Tuy nhiên, giá cừu đột nhiên giảm nhanh đến nay chỉ còn 2 triệu/một con nái tốt nhưng cũng hiếm người mua. Khó khăn và nợ nần đang chất chồng lên vai gia đình người nông dân này.Do phụ thuộc vào các công việc trong nông nghiệp nên đất đai là thứ tài sản quý giá đốivới các hộ gia đình ở đây. Trong một nghiên cứu năm 2004, số liệu cho biết ở NinhThuận có đến 42% hộ không có đất canh tác trong khi tỷ lệ chung cả nước là 19%. Trongsố này, hơn một nửa (51%) các hộ thuộc nhóm 20% chi tiêu thấp nhất là không có đất,các nhóm hộ còn lại có tỷ lệ không có đất thấp hơn (khoảng 30%). Đáng lưu ý là các hộthuộc nhóm chi tiêu thấp nhất thường sử dụng đất để trồng lúa trong khi các nhóm hộkhác còn trồng các loại cây hàng năm và cây lâu năm bên cạnh lúa. Nguyên nhân là dokhả năng đầu tư và chất lượng đất khác nhau. Và chính điều này đã tạo nên sự khác biệttrong thu nhập từ đất đai giữa các nhóm chi tiêu: Bảng 1: Doanh thu từ đất và diện tích đất canh tác phân theo 2 nhóm chi tiêu Nghèo Không nghèo Doanh thu từ đất (1.000 đồng/năm) 1206 2848 2 Diện tích đất canh tác (m ) 2746 5604 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004Người dân ở đây cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất đối với họ là thiếu vốn làmăn. Ba năm trở lại đây, Ngân hàng chính sách Ninh Thuận đã hoạt động rất hiệu giúp chonhiều hộ được vay vốn (67%). Tuy nhiên, các hộ nghèo cho rằng mức cho vay trung bình3 triệu đồng/hộ của Ngân hàng chính sách là quá ít để họ có thể xoay xở làm ăn. Trongkhi đó, Ngân hàng NN&PTNT có thể cho vay nhiều hơn (trung bình 12 triệu đồng/hộ)nhưng khó tiếp cận do buộc phải có thế chấp. Vay nóng thì đơn giản hơn nhiều nhưng lãisuất quá cao. Nhiều hộ vay được ít nên thường dùng tiền để chi tiêu thay vì đầu tư sảnxuất nên không trả được nợ và không được vay nữa. Đồng thời một số hộ khác do khôngcó kinh nghiệm làm ăn nên thua lỗ hoặc mất mùa cũng không có trả nợ. Thậm chí có hộcòn phải bỏ trốn khi chủ nợ đến tìm. Rõ ràng vòng nghèo đói đang dần xiết chặt nhữnghộ này. Khung 2: Lún sâu vào nợ nần Chị Hồng ở phường Kinh Dinh, Phan Rang có 5 người con. Chồng chị làm thợ bánh mì. Mỗi tháng anh đưa cho chị khoảng 150.000-200.000 đồng cho tiền chợ. Vì nhà đông miệng ăn nên số tiền như vậy không thể đủ chi tiêu. Cách đây mấy năm, chị cần một khoản tiền 500.000 đồng để đóng tiền học cho các con và để trả số nợ chị vay trước đó của một người trong xóm. Vì thế chị đem cầm hộ khẩu của gia đình cho một chủ nợ để vay 500.000 nhưng đến nay vẫn chưa trả được. Tiền lãi mẹ đẻ lãi con nên số tiền nợ bây giờ đã là 1 triệu rưỡi. Lúc con gái xin đi làm, chị cần sổ hộ khẩu nhưng sổ hộ khẩu chủ vẫn giữ. Để lấy được sổ hộ khẩu về, chị Hồng phải trả hết số nợ cũ. Vì vậy chị mới đi mua một cái tivi trả góp trị giá 4,3 triệu và bán lại cho chủ nợ với giá 3 triệu. Giá thỏa thuận là 3 triệu nhưng chị chỉ được nhận về 1 triệu rưỡi bởi vì số còn lại đã được trừ vào tiền nợ. Mặc dù với số tiền ...

Tài liệu được xem nhiều: