Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu các prothese high-tech chống lại bệnh điếc tai, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC PROTHESE HIGH-TECH CHỐNG LẠI BỆNH ĐIẾC TAI CÁC PROTHESE HIGH-TECH CHỐNG LẠI BỆNH ĐIẾC TAINHỮNG ĐIỂM MỐCCÁC CON SỐ. Những công trình nghiên cứu mới nhất ước tính rằng ở Phápkhoảng hơn 5.100.000 người bị giảm sút thính giác (déficience auditive)(8,7% dân số). Trong số những người này, 14% nói là sử dụng một haynhiều thiết bị hỗ trợ thính giác (aide auditive). Tỷ lệ lưu hành của chứng điếcthường trực khi sinh (surdité permanente néonatale) được ước tính khoảng 1trường hợp đối với 1000 lần sinh. Ngoài ra có nhiều trẻ em bị điếc bên tráihơn là bên phải. Và từ 80.000 đến 120.000 người điếc sử dụng ngôn ngữbằng dấu hiệu tiếng Pháp.NGUỒN GỐC. Có nhiều nguyên nhân của giảm sút thính giác. Có thể là dodi truyền hay mắc phải trong thời kỳ thai nghén một căn bệnh (thí dụtoxoplasmose hay rubéole), do bị những bệnh lý sau khi sinh (như viêmmàng não), do chấn thương âm thanh (traumaisme sonore), do thương tổncủa vài vùng của não bộ, do vài loại thuốc hay do tuổi già.MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG. Những trắc nghiệm đơn giản và không đauđớn là cần thiết để xác định mức độ điếc của một người. Đó là xác định sựgiảm tri giác âm thanh (perception de sons) với những tần số khác nhau (từcao đến trầm). Mất dưới 20 décibel, thính giác được xem như bình thường.Mất từ 20 đến 40 dB, ta nói là điếc nhẹ (surdité légère). Nhưng một cuộc đốithoại bình thường ở mức 40 dB, điều đó có thể gây trở ngại một đứa trẻ ởtrường. Sau đó là những điếc mức độ trung bình, nặng và sâu (mất bổ sung90dB).IMPLANT. Đối với những mất thính giác trên 120 dB, ta nói là điếc hoàntoàn (hay cophose). Trong những trường hợp mất thính giác do một loạnnăng của ốc tai (cochlée), một cơ quan nhỏ rất phức tạp, sẽ biến đổi nhữngrung âm đến từ bên ngoài thành tín hiệu điện cho dây thần kinh thính giác.Có thể làm giảm sự suy sút này bằng cách thiết đặt những implant ốc tai, sẽmang trực tiếp một tín hiệu điện đến dây thần kinh thính giác. Các implantốc tai đã cho phép mỗi năm khoảng 700 người Pháp nghe được trở lại.OREILLE. Những vấn đề gây điếc đa dạng và ảnh hưởng lên rất nhiềungười. Trong số những tiến bộ quan trọng nhất trong những năm qua là cácimplant ốc tai. Công nghệ học mũi nhọn (technologie de pointe) này chỉđược đề nghị sau khi các hỗ trợ thính giác (aide auditive) cổ điển thất bại.Các implant ốc tai được đặt cho các trẻ em bị chứng điếc vào lúc sinh(surdité de naissance) và cho những người lớn trở nên điếc, hoặc là do tainạn (thí dụ sau một vụ nổ) , hoặc do một bệnh di truyền như bệnh xốp tai(otospongiose), được đặc trưng bởi sự vắng dẫn truyền của các rung âm(vibration sonore) đến tai trong (oreille interne), trong thế nặng của bệnh.“Tin vui, đó là các implant ốc tai, được gọi như thế bởi vì các điện cực củachúng được đặt vào tai trong để kích thích trực tiếp các tế bào cảm giácthính giác (cellules auditives sensorielles), đã nhận được những cải tiến cuacác hỗ trợ thính giác cổ điển. Cũng như các các hỗ trợ thính giác này, cácimplant mới đã trở nên có thể phân biệt giữa tiếng ồn chung quanh và tiếngồn của một cuộc nói chuyện (người ta gọi điều đó là débruitage), để phục hồitốt nhất một cuộc đối thoại, GS Bruno Frachet, ORL (bệnh viện Avicenne)đã giải thích như vậy. Ngoài ra, kỹ thuật ngoại khoa cũng đã tiến triển: “Khivẫn còn tồn tại một khả năng nghe được những âm trầm, điều này thườngxảy ra nơi những người trưởng thành trở nên bị lảng tai sau khi bị một cănbệnh, người thầy thuốc ngoại khoa khi đặt các điện cực sẽ chú ý bảo tồnchức năng còn lại này. Điều đó cho phép có được một thính giác tự nhiênhơn và một sự thông hiểu hơn lời nói, nhất là trong một bầu không khí ồnào, GS Fracher đã xác nhận như vậy. Mặt khác, mặc dầu kỹ thuật ngoại khoanày ngày nay được hiệu chính tốt (với một sự can thiệp khoảng 1 giờ 30 đến2 giờ với gây mê tổng quát và một sự kiểm tra thính giác vào lúc cuối phẫuthuật) một kỹ thuật ngoại khoa còn nhẹ nhàng hơn, với hệ thống hướng dẫnnhờ một robot, theo dự kiến sẽ được phát triển từ nay đến 2012. Như vậycòn có thể rút ngắn thêm thời gian phẫu thuật...”Vậy còn hơn là phẫu thuật, giai đoạn phục hồi chức năng (rééducation) vẫncòn là giai đoạn tế nhị nhất : “Những người lớn được mổ, ngày xưa vốn đãnghe rõ và như thế đã học nói một cách bình thường, lành bệnh với một thờigian phục hồi chức năng ngắn (trung bình từ 4 đến 6 tháng) trong khi nhữngtrẻ em điếc khi sinh sẽ cần một thời gian phục hồi chức năng dài hơn nhiềuđể có thể khôi phục lại âm thanh được nghe và tạo mối liên hệ với ý nghĩacủa nó”, BS Christine Poncet-Wallet, ORL (bệnh viện Avicenne) đã ghinhận như vậy. Những kết quả sẽ tốt hơn nếu đứa trẻ được đặt prothèse đúngtrước năm 6 tuổi (lý tưởng là trước 24 tháng) và chính vì thế nhiều cố gắngđã được thực hiện về phương diện này, với những trung tâm chẩn đoán sớm,chuyên về chẩn đoán bệnh điếc cho các trẻ rất nhỏ.Vấn đề còn lại là phải đảm b ...