Danh mục

Các quần thể

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 581.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các cơ thể sống thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một hệ sinh thái bất kì được tập hợp lại có tên gọi là quần xã. Mối tương tác giữa các cơ thể sống khác nhau tạo nên quần xã sẽ dễ nghiên cứu hơn nếu nghiên cứu, phân tích, so sánh hoạt động và thành phần của những nhóm nhỏ hơn gọi là quần thể - đó là nhóm các cá thể thuộc cùng một loài nào đó sống chung trong một vùng địa lí xác định. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các quần thểChương 6. Các quần thể PGS. TS. Nguyễn Như Hiền Sinh học đại cương NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2005. Tr 153 – 159.Từ khoá: Quần thể, quần xã, động học quần thể, sinh trưởng quần thể, đường congsinh trưởng, nhân tố ngoại cảnh, nhân tố ngoại cảnh.Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng chomục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, inấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản vàtác giả.Mục lụcChương 6 CÁC QUẦN THỂ.......................................................................................2 6.1 ĐỘNG HỌC QUẦN THỂ................................................................................2 6.2 SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ ..........................................................2 6.3 NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG CONG HÌNH CHỮ S .......................5 6.4 QUẦN THỂ NGƯỜI .......................................................................................6 6.5 CHIẾN LƯỢC ĐỂ SỐNG CÒN ......................................................................7 6.6 CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ MỨC TĂNG TRƯỞNG QUẦN THỂ ....................8 2Chương 6CÁC QUẦN THỂMỤC TIÊU: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng: – Định nghĩa quần thể, quần xã và động học quần thể. – Trình bày được về sinh trưởng quần thể và các loại đường cong sinh trưởng. – Trình bày được các nhân tố ngoại cảnh và nội cảnh gây ảnh hưởng đến sinhtrưởng quần thể.6.1 ĐỘNG HỌC QUẦN THỂ Các cơ thể sống thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một hệ sinh thái bấtkì được tập hợp lại có tên gọi là quần xã. Mối tương tác giữa các cơ thể sống khác nhau tạonên quần xã sẽ dễ nghiên cứu hơn nếu nghiên cứu, phân tích, so sánh hoạt động và thànhphần của những nhóm nhỏ hơn gọi là quần thể - đó là nhóm các cá thể thuộc cùng một loàinào đó sống chung trong một vùng địa lí xác định. Nghiên cứu sơ đẳng nhất một quần thể bắt đầu từ bằng việc đếm số lượng cá thể củanó. Nếu như số lượng cá thể của quần thể được ghi lại đều đặn trong một khoảng thờigian thì tự nó sẽ thấy kiểu tăng trưởng hay suy giảm của quần thể. Mức sinh (hay mức táisản xuất) của một quần thể là số lượng cá thể đã được sinh ra sau thời gian xác địnhthường được biểu thị bằng % số lượng của quần thể. Một mức sinh 20% mỗi năm cónghĩa là 20 cá thể mới được sinh ra trong một năm trong số 100 cá thể đã có của quầnthể. Mức sinh của người thường được đo bằng số người mới sinh ra trong 1000 ngườimỗi năm. Mức tử (hay mức suy giảm) là số cá thể chết đi trong một khoảng thời gian vàcũng được xác định tương tự như mức sinh. Mật độ quần thể là số cá thể có trên một đơnvị diện tích (đối với quần thể trên mặt đất) hay một đơn vị thể tích (đối với quần thể dướinước). Việc nghiên cứu sự biến động của tất cả các thông số ấy có một tên gọi là độnghọc quần thể, và nó liên quan nhiều đến mô hình toán học về sự sinh trưởng quần thểcũng như các mối tương tác với các cá thể khác cũng như với môi trường vô sinh quanhnó.6.2 SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ Một phương pháp nghiên cứu sự sinh trưởng quần thể có thể bắt đầu từ một quần thểmới được nuôi trong phạm vi phòng thí nghiệm. Cung cấp cho nó đủ thức ăn, 3 Hình 2.1. Sinh trưởng luỹ thừa của quần thể nấm men Không gian và tiến hành đếm số lượng cá thể mới đều đặn rồi ghi chép lại. Các visinh vật như vi khuẩn nấm men chẳng hạn rất thích hợp cho nghiên cứu kiểu này bởi vìchúng có mức sinh sản lớn. Hình 2.1 thể hiện sự tăng trưởng nấm men ở những điều kiệnthuận lợi. Trong giai đoạn đầu thí nghiệm, quần thể tăng trưởng chậm chạp. Tuy nhiên, số tếbào tăng gấp đôi sau mỗi lần phân bào sẽ dẫn đến mức tăng trưởng ngày càng nhanh vàđường cong sinh trưởng bùng nổ này có tên gọi là sinh trưởng luỹ thừa và đặc trưng chocác cơ thể sống có khả năng chiếm lĩnh môi trường sống mới. Một quần thể có một mức tăng trưỏng tối đa có tên gọi mức tăng trưởng bản năng(r). Nó được xác định bởi các yếu tố như thời gian giữa hai thế hệ, tuổi thọ và sức sinhsản của các cá thể và nó đặc trưng cho mỗi loài. Mức tăng trưởng bản năng là một hằngsố xác định độ nghiêng của đường cong tăng trưởng trong điều kiện sống lý tưởng củaloài. Giá trị tăng trưởng thực sự phụ thuộc vào số lượng cá thể và được tính như phươngtrình: dN (1) = rN (1) dt Ở đây dN/dt là mức ...

Tài liệu được xem nhiều: