Danh mục

CÁC QUY LUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.55 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh doanh cũng giống như mọi hoạt động khác, nó chỉ có thể thực hiện thành công nếu nhận biết được và tuân thủ đúng các yêu cầu của các quy luật khách quan có liên quan đến quá trình kinh doanh. Giống như việc đun nước ở trên mặt đất phải tới 100 độ C thì nước mới sôi, đây là một đòi hỏi khách quan không ngoại trừ ai dù họ là cấp bậc gì trong xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC QUY LUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH CÁC QUY LUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. Tổng quan về quy luật o Khái niệm o Đặc điểm của các quy luật o Cơ chế sử dụng các quy luật 2. Những quy luật cần chú ý trong kinh doanh o Các quy luật kinh tế o Các quy luật tâm lý Tâm lý khách hàng Kinh doanh cũng giống như mọi hoạt động khác, nó chỉ có thể thực hiện thành công nếu nhận biết được và tuân thủ đúng các yêu cầu của các quy luật khách quan có liên quan đến quá trình kinh doanh. Giống như việc đun nước ở trên mặt đất phải tới 100 độ C thì nước mới sôi, đây là một đòi hỏi khách quan không ngoại trừ ai dù họ là cấp bậc gì trong xã hội. 1- Tổng quan về quy luật 1.1- Khái niệm Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định. Chẳng hạn trong kinh tế thị trường tất yếu phải có các quy luật cạnh tranh, cung - cầu, giá trị v.v... hoạt động. Hoặc các nước nhiệt đới không thể nào có tuyết (nếu không có diễn biến đột xuất của thời tiết v.v...). 1.2 - Đặc điểm của các quy luật Quy luật được con người đặt tên, nhưng không phải do con người tạo ra, nó có đặc điểm khách quan của nó: Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có, và ngược lại khi điều kiện xuất hiện của quy luật vẫn còn thì con người không thể xoá bỏ quy luật. - Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không, có ưa thích hay là ghét bỏ nó. Chẳng hạn người lao động ở các nước TBCN đã hàng thế kỷ đấu tranh với chủ tư bản vì bị bóc lột quá tàn nhẫn, chính quyền tư bản càng đàn áp thì đấu tranh càng phát triển. Nhưng từ khi nhà tư bản nắm được quy luật 'con giun xéo mãi cũng quằn', đã điều chỉnh sự bóc lột dưới mức 'ngưỡng' mà người lao động chịu đựng thì họ đã thành công. Vì vậy, hiện tại ở nhiều nước TBCN mức lương hàng tháng từ 600 - 3000 USD cho một lao động kỹ thuật là phổ cập, người lao động cảm thấy 'phấn khởi' và 'hợp lý' so với nhiều nước mà mức lương chỉ là 20 - 30 USD mỗi tháng mỗi người. - Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. - Các quy luật có nhiều loại: kinh tế, công nghệ, tư nhân, con người, quốc gia, quốc tế v.v... luôn chi phối và chế ngự lẫn nhau. 1.3 - Cơ chế sử dụng các quy luật - Phải nhận biết được quy luật, quá trình nhận biết quy luật gồm hai giai đoạn: nhận biết qua các hiện tượng thực tiễn và qua các phân tích bằng khoa học và lý luận. Đây là một quá trình tuỳ thuộc vào trình độ, sự mẫn cảm, nhạy bén của con người. - Tổ chức các điều kiện chủ quan của hệ thống để cho hệ thống xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng. Chẳng hạn, để cho các quy luật của thị trường như: cạnh tranh, giá trị, cung cầu v.v... phát huy tác dụng thì các cơ quan quản lý vĩ mô (vật giá, tài chính, ngân hàng v.v...) phải soát xét lại các chức năng của mình để tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tác dụng. - Tổ chức thu thập các thông tin sai phạm, ách tắc do việc không tuân thủ các đòi hỏi của các quy luật khách quan gây ra. Ví dụ, quan sát số lượng theo học hoặc chạy chọt nhiều vào một ngành nghề nào đó trong xã hội có thể biết ngành nghề đó đang có vấn đề hoặc nó rất hiệu quả nên được ưa thích, hoặc nó có nhiều sơ hở nên có nhiều khoản thu nhập cao và bất minh nên người ta hướng về đó rất nhiều v.v... 2 - Những quy luật cần chú ý trong kinh doanh 2.1 - Các quy luật kinh tế a. Quy luật cạnh tranh Đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải luôn luôn vươn lên giành giật lấy toàn bộ hoặc một mảng nào đó của thị trường để tồn tại, tăng trưởng và phát triển. Quá trình cạnh tranh thường được sử dụng tổng hợp bằng nhiều phương pháp và thủ đoạn: - Bằng công nghệ, để tạo ra sản phẩm tốt với giá rẻ nhất (biểu hiện của quy luật giá trị). - Bằng quan hệ hành chính, quân sự... thông qua các ưu đãi của chính quyền hành chính để lũng đoạn mảng thị trường chiếm lĩnh (ví dụ, việc cấm vận kinh tế của các cường quốc kinh tế v.v...). - Bằng yếu tố bất ngờ (đa dạng hoá sản phẩm, tung ra thị trường các sản phẩm mới, lợi dụng các sơ hở của đối phương để tạo các thắng lợi chớp nhoáng v.v...). - Bằng các thủ đoạn bất minh: hàng giả, trốn thuế, đánh lừa khách hàng, bắt chẹt khách hàng. - Bằng các biện pháp liên kết kinh doanh góp nhiều doanh nghiệp nhỏ thành thế lực mạnh. - Bằng yếu tố vốn lớn và kéo dài thời gian để chấp nhận chịu lỗ mặt hàng này, giai đoạn này để kiếm lãi ở mặt hàng khác, giai đoạn khác khi đã tạo ra được lợi thế v.v... b. Quy luật tăng lợi nhuận Quy luật tăng lợi nhuận bằng các giải pháp kỹ thuật, quản lý và giá cả. Các giải pháp đổi mới kỹ thuật đã được sử dụng phổ cập trong cạnh tranh. Còn các giải pháp quản lý nhằm loại bỏ sơ hở, yếu kém trong quá trình tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhờ đó hạ giá thành sản phẩm tạo ra. Các giải pháp về giá là các giải pháp đa dạng hoá các biểu giá bán (bán lẻ, bán buôn, bán buôn trả tiền một lúc, bán buôn trả tiền sau v.v...) và tăng giá bán trong khuôn khổ được thị trường chấp nhận để thu được tổng mức lợi nhuận cho mỗi chu kỳ sản xuất (tháng, quý, năm) lớn nhất. Đồ thị 2.1 Đồ thị 2.1 chỉ rõ: Khi bán sản phẩm với giá P thì số lượng sản P thì số lượng bán chỉ còn QΔphẩm bán được là Q (điểm A); khi tăng giá lên P + QΔQ (điểm B với: Δ- > 0). Tương quan % giữa mức tăng giá và mức giảm số lượng bán (cầu) được gọi là hệ số co giãn giữa cầu và giá, được tính bằng công thức: hay (1) Công thức (1) chỉ rõ, khi tăng giá lên 1% ở mức giá P thì cầu giảm xuống ec/g%. Giải p ...

Tài liệu được xem nhiều: