Thông tin tài liệu:
1.1. Khái niệm:
Phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó
theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là
thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một
bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
Các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
Thành viên: nhóm 1 – NHB
Phạm Thị Thùy Dung
Cầm Việt Anh
Võ Khắc Báu
Đào Mạnh Duy
Trần Văn Đức
Phạm Thị Thu Giang
Lê Thị Thu Hà
1. Vài nét về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
1.1. Khái niệm:
Phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó
theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là
thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một
bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.
1.2. Các bên tham gia
Người xin mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng
a.
phục vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của
ngân hàng cho người bán theo L/C này. Người xin mở L/C có thể là người mua
(buyer), nhà NK (importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee).
Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh
b.
toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán.Người thụ hưởng L/C có thể
có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người ký
phát hối phiếu (drawer).
Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C
c.
(Opening Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một
L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán
thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.
Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng
d.
phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông
báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát
hành ở nước nhà XK.
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK
e.
muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể
đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường
ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp
ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.
Ngân được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng
f.
phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui định
trong L/C thì:
- Thanh toán (pay)cho người thụ hưởng
- Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn
- Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ
- Chịu trách nhiệm trả chậm (deferrer payment) giá trị của L/C. Trách nhiệm
của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được
bộ chứng từ của nhà XK gửi đến.
1.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
Bên xuất Bên nhập
*
khẩu khẩu
3
9 4 2
1 6 7
2
NH bên NH bên
5
xuất khẩu nhập
8
khẩu
* Hai bên ký hợp đồng ngoại thương
Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn
và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình
(NH NK), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo
đúng những điều kiện nêu trong đơn,để trả tiền cho nhà XK.
Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH NK sau khi
đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ,thì sẽ mở một L/C với một số tiền
nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục
vụ nhà XK (NHXK)
Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NHNK, NHXK phải xác nhận
bằng văn bản L/C đã nhận được rồi gửi bản chính L/C cho nhà XK.
Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký
trong hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK.
Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay
bộ chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu
rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NHXK để xin thanh toán.
Bước 6: NHXK nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải kiểm tra thật kỹ,
nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với
nhau thì NH sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.
Bước 7: NHXK chuyển bộ chứng từ cho NHNK và yêu cầu NH này trả
tiền cho bộ chứng từ đó.
Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NHNK phải kiểm tra kỹ, nếu các
chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NHNK trích tiền từ tài khoản ký
quỹ mở L/C đứng tên nhà NK để chuyển trả cho NHXK.
Bước 9: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng thời
NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà NK để người đó có căn cứ đi
nhận hàng.
1.4. Ý nghĩa của phương thức tín dụng chứng từ:
Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên người
mua hoặc người bán, cũng có khi là cả hai bên thì ph ương th ức thanh toán tín
dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số quy ền lợi
nhất định cho ngân hàng mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia
xuất nhập khẩu. Người bán đảm bảo được thanh toán nếu xuất trình được bộ
chứng từ hoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua cũng đảm bảo nh ận được hàng
đúng thời hạn, đúng như quy định của hợp đồng
Tuy nhiên, bất cứ một phương thứ ...