Danh mục

CÁC TẾ BÀO CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 995.67 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kháng nguyên được các tế bào có tua bắt giữ và tập trung vào hạch lymphô, ở đó chúng hoạt hóa các tế bào lymphô. Tế bào T hiệu quả và T nhớ được hình thành trong hạch rồi đi vào tuần hoàn để có thể đến các mô ngoại biên. Kháng thể được sản xuất trong cơ quan lymphô và đưa vào máu để có thể tiếp cận kháng nguyên ở bất cứ nơi nào. Tế bào nhớ cũng đi vào tuần hoàn và có thể dừng chân trong cơ quan lymphô hoặc các mô khác. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC TẾ BÀO CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Chương 5 CÁC TẾ BÀO CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Hình 5.1. Tóm tắt đáp ứng miễn dịch in vivoKháng nguyên được các tế bào có tua bắt giữ và tập trung vào hạch lymphô, ở đó chúng hoạt hóacác tế bào lymphô. Tế bào T hiệu quả và T nhớ được hình thành trong hạch rồi đi vào tuần hoànđể có thể đến các mô ngoại biên. Kháng thể được sản xuất trong cơ quan lymphô và đưa vào máu để có thể tiếp cận kháng nguyên ở bất cứ nơi nào. Tế bào nhớ cũng đi vào tuần hoàn và có thể dừng chân trong cơ quan lymphô hoặc các mô khác. Đáp ứng miễn dịch thu được phát triển qua nhiều bước liên tục nhau mà trong mỗibước cần đến tính chất đặc biệt khác nhau của tế bào và mô miễn dịch. Các giai đoạn chủyếu của những đáp ứng này và vai trò của các tế bào và các mô khác nhau được trình bàyở Hình 5.1. Tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch thu được bao gồm các lymphôbào đặc hiệu kháng nguyên, tế bào trình diện kháng nguyên và các loại tếbào hiệu quả có chức năng loại bỏ kháng nguyên. Những tế bào này đã đượcgiới thiệu ở Chương 1, ở đây chúng tôi mô tả hình thái học và đặc điểm chứcnăng của lymphô bào và tế bào trình diện kháng nguyên và giải thích nhữngtế bào này được tổ chức thế nào trong các mô lymphô. Số lượng của một sốtế bào được trình bày ở Bảng 5.1. Mặc dù những tế bào này được tìm thấytrong máu nhưng nơi chúng phản ứng với kháng nguyên là tại mô lymphôhoặc các mô khác. Điều này không gây biến đổi gì về số lượng của bạch cầulưu động. Bảng 5.1. Số lượng bình thường của tế bào bạch cầu ở máu Trị trung bình/1 Giới hạn bình microlit thường Tế bào bạch cầu 7.400 4.500 – 11.000 - Trung tính 4.400 1.800 – 7.700 - Ái toan 200 0 – 450 - Ái kiềm 40 0 – 200 - Lymphô 2.500 1.000 – 4.800 - Mônô 300 200 – 800 5.1. Tế bào lymphô Tế bào lymphô là loại tế bào duy nhất trong cơ thể có khả năng nhậndiện một cách đặc hiệu và phân biệt được các quyết định kháng nguyên.Chúng chịu trách nhiệm về hai đặc điểm của đáp ứng miễn dịch thu được, đólà tính đặc hiệu và tính nhớ miễn dịch. Có nhiều bằng chứng đã được đưa rađể chứng minh cho vai trò của lymphô bào với tư cách là tế bào trung giancủa miễn dịch thu được. 5.1.1. Hình thái học Các tế bào lymphô nguyên vẹn, tức là các lymphô bào chưa từng tiếpxúc với kháng nguyên trước đó được các nhà hình thái học gọi là tế bàolymphô nhỏ. Tế bào này có đường kính 8-10μm, có nhân lớn, với chấtnhiễm sắc đậm đặc và một vành bào tương mỏng chứa một ít ti thể, ribosomvà lysosom, nhưng không có các tiểu cơ quan chuyên môn hoá (Hình 5.2).Trước khi có kích thích kháng nguyên, tế bào lymphô nhỏ ở trạng thái nghỉ,hay còn gọi là trạng thái G0 của chu kỳ tế bào. Khi có kích thích, lymphôbào nhỏ chuyển sang giai đoạn G1. Chúng trở nên lớn hơn (đường kính 10-12μm), có nhiều bào tương hơn, có tiểu cơ quan và gia tăng lượng RNA bàotương; lúc này nó được gọi là tế bào lymphô lớn, hay nguyên bào lymphô(Hình 5.2). Hình 5.2. Hình thái học lymphô bào A. Hình ảnh kính hiển vi quang học của lymphô bào trên tiêu bản máu ngoại vi B. Hình ảnh kính hiển vi điện tử của tế bào lymphô nhỏ C. Hình ảnh kính hiển vi điện tử của tế bào lymphô lớn (nguyên bào lymphô) 5.1.2. Các loại tế bào lymphô Tế bào lymphô bao gồm nhiều tiểu quần thể khác nhau khác biệt vềchức năng, về sản phẩm protein nhưng không phân biệt được về hình thái(Bảng 5.2). Tính đa dạng của tế bào lymphô đã được giới thiệu ở Chương 1.Tế bào B là tế bào sản xuất kháng thể. Chúng có tên như vậy là vì ở loàichim chúng được trưởng thành trong một cơ quan gọi là Bursa Fabricius (túiFabricius). Ở loài có vú, không có cơ quan tương đương với bursa và giaiđoạn đầu của sự trưởng thành tế bào B xảy ra trong tuỷ xương (bonemarrow). Như vậy gọi tên tế bào B là để chỉ rằng tế bào này xuất phát từ“bursa” hoặc “bone marrow”. Tế bào T là tế bào trung gian của miễn dịch tếbào, nó được đặt tên như vậy là vì các tế bào tiền thân của chúng sau khiđược sinh ra trong tuỷ xương đã di cư đến và trưởng thành tại tuyến ức(thymus). Tế bào T có hai tiểu quần thể chính, đó là tế bào T giúp đỡ và tếbào T gây độc. Cả tế bào B và tế bào T đều có thụ thể kháng nguyên phân bốtheo clôn, có nghĩa là những clôn của những tế bào này mang tính đặc hiệukháng nguyên khác nhau, các tế bào trong mỗi clôn thì có thụ thể giống nhaunhưng khác với thụ thể trên tế bào của clôn khác. Gen mã hoá cho thụ thểkháng nguyên của tế bào B và tế bào T được hình thành bởi sự tái tổ ...

Tài liệu được xem nhiều: