CÁC TẾ BÀO MIỄN DỊCH (Kỳ 6)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 169.68 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một tiểu quần thể lympho T khác đó là các tế bào T ức chế (viết tắt là Ts T-suppressor) cũng đã được thừa nhận. Người ta đã nhận thấy rõ ràng có một số tế bào T có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứng miễn dịch thể dịch, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa phân lập và clone hoá được các tế bào Ts thực sự, vì thế vẫn chưa biết rõ được liệu các tế bào Ts là một tiểu quần thể riêng hay đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC TẾ BÀO MIỄN DỊCH (Kỳ 6) CÁC TẾ BÀO MIỄN DỊCH (Kỳ 6) Một tiểu quần thể lympho T khác đó là các tế bào T ức chế (viết tắt là Ts -T-suppressor) cũng đã được thừa nhận. Người ta đã nhận thấy rõ ràng có một số tếbào T có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứngmiễn dịch thể dịch, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa phân lập và clone hoáđược các tế bào Ts thực sự, vì thế vẫn chưa biết rõ được liệu các tế bào Ts là mộttiểu quần thể riêng hay đó chỉ là hiện tượng ức chế đơn thuần do hoạt động ức chếcủa các tiểu quần thể Tc và Th. Việc phân loại các tế bào CD4+ bị giới hạn bởi các phân tử MHC lớp II làcác tế bào TH và các tế bào CD8+ bị giới hạn bởi các phân tử MHC lớp I là các tếbào TC không phải là tuyệt đối. Thật vậy một số tế bào có chức năng là tế bào THlại cho thấy có mang dấu ấn CD8 và nhận diện các kháng nguyên kết hợp với phântử MHC lớp I, và một số tế bào có chức năng như tế bào TC lại bị giới hạn bởiphân tử MHC lớp II và mang dấu ấn CD4. Ngay cả sự phân loại về mặt chức năngcũng không phải là tuyệt đối. Chẳng hạn như nhiều tế bào TC lại chế tiết cáclymphokine khác nhau và có ảnh hưởng lên các tế bào khác giống như tác dụngcủa tế bào TH lên các tế bào đó. Vì thế sự phân biệt giữa tế bào TH và tế bào TC rõràng không phải là tuyệt đối mà vẫn còn những mập mờ dễ nhầm lẫn giữa hai loại.Tuy nhiên những sự mập mờ này chỉ là ngoại lệ chứ không thành qui luật nênngười ta thường coi các tế bào TH là các tế bào mang dấu ấn CD4 và bị giới hạnbởi các phân tử MHC lớp II và các tế bào TC mang dấu ấn CD8 và bị giới hạn bởicác phân tử MHC lớp I. Các tế bào null Một số ít tế bào lympho trong máu ngoại vi có các phân tử trên màngkhông rõ để phân biệt là tế bào T hay tế bào B thì được gọi là các tế bào null. Cáctế bào này cũng không có các thụ thể để gắn với kháng nguyên giống như của tếbào T hay tế bào B và do vậy không có tính đặc hiệu cũng như ký ức miễn dịch.Trong số các tế bào null có một nhóm tế bào chức năng gọi là các tế bào giết tựnhiên (viết tắt là tế bào NK - Natural Killer). Ðây là các tế bào lympho to có hạtchiếm từ 5 - 10% tổng số tế bào lympho trong máu ngoại vi của người. Các tế bàoNK lần đầu tiên được mô tả vào năm 1976 khi người ta thấy một số tế bào null thểhiện hoạt tính gây độc chống lại một số lượng lớn tế bào ung thư mà không cầnbất kỳ sự mẫn cảm nào trước đó với ung thư. Sau đó người ta nhận thấy rằng cáctế bào NK đóng một vai trò quan trọng trong đáp ứng của túc chủ chống lại các tếbào ung thư. Các tế bào ung thư bị giết chết bởi một số yếu tố gây độc do tế bàoNK tiết ra. Tế bào NK có thể tương tác với tế bào ung thư theo 2 cách khác nhau:Trong một số trường hợp tế bào NK tiếp xúc màng trực tiếp với tế bào ung thưmột cách không đặc hiệu và không phụ thuộc vào kháng thể; tuy nhiên một số tếbào NK lại bộc lộ các thụ thể trên màng dành cho đầu tận cùng C của phân tửkháng thể. Các tế bào NK này có thể gắn vào các kháng thể kháng ung thư đã gắntrên bề mặt các tế bào ung thư sau đó phá huỷ tế bào ung thư này. Quá trình nàyđược gọi là hiệu quả ADCC - gây độc tế bào bởi một tế bào phụ thuộc kháng thể(Antibody-Dependent Cell-Mediated Cytotoxicity, ho ặc Antibody-DependentCellular Cytotoxicity). Cơ chế chính xác của hiện tượng này sẽ được trình bầytrong chương đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Ở người có một bệnh với hội chứng Che’diak-Higashi do bị thiếu tế bàoNK làm cho những bệnh nhân này có nguy cơ mắc các bệnh lymphoma. Ở chuộtnhắt cũng có một mối tương quan giữa sự thiếu tế bào NK với việc ung thư pháttriển. Những chuột nhắt có biến đổi gene lặn tự thân gọi là chuột be do thiếu các tếbào NK nên các chuột này bị tăng nguy cơ mọc ung thư khi ta tiêm các tế bào ungthư sống vào cơ thể chúng. Những phát hiện này đã khẳng định rõ ràng rằng các tếbào NK có một vai trò quan trọng trong đề kháng của túc chủ chống lại ung thư. Các tế bào trình diện kháng nguyên Sự hoạt hoá cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trunggian tế bào đều đòi hỏi sự kích thích của các lymphokine do tế bào TH sản xuất ra.Một điều cơ bản là sự hoạt hoá của tế bào TH phải được điều hoà một cách chặtchẽ bởi vì nếu để xẩy ra đáp ứng của các tế bào TH một cách không thích hợp vớicác cấu thành của bản thân thì có thể dẫn đến những hậu quả tự mẫn nghiêm trọng.Ðể có được sự điều hoà chặt chẽ các tế bào TH cần phải được hoạt hoá sau khinhận dạng kháng nguyên. Ðiều này chỉ xẩy ra sau khi các kháng nguyên đượctrình diện cùng với các phân tử MHC trên bề mặt các tế bào đặc biệt được gọi làcác tế bào trình diện kháng nguyên. Các tế bào trình diện kháng nguyên là một tậphợp gồm nhiều loại tế bào, bao gồm một số đại thực bào, các tế bào B, các tế bàocó tua, các tế bào nội mô. Ðặc điểm chính của những tế bào này là trên bề mặt củachúng có rất nhiều phân tử MHC lớp II. Ngoài ra chúng còn có khả năng thâu tómcác kháng nguyên nhờ hiện tượng thực bào hoặc ẩm bào sau đó tái xuất hiện mộtphần các kháng nguyên này trong khuôn khổ kết hợp với phân tử MHC lớp II trênmàng của chúng. Nhờ sự giới thiệu kháng nguyên này mà các tế bào TH có thểnhận dạng được kháng nguyên một cách thích hợp và sau đó sinh ra các đáp ứngmiễn dịch. Cơ chế chi tiết của hoạt động trình diện kháng nguyên sẽ được trìnhbầy trong các chương sau. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC TẾ BÀO MIỄN DỊCH (Kỳ 6) CÁC TẾ BÀO MIỄN DỊCH (Kỳ 6) Một tiểu quần thể lympho T khác đó là các tế bào T ức chế (viết tắt là Ts -T-suppressor) cũng đã được thừa nhận. Người ta đã nhận thấy rõ ràng có một số tếbào T có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứngmiễn dịch thể dịch, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa phân lập và clone hoáđược các tế bào Ts thực sự, vì thế vẫn chưa biết rõ được liệu các tế bào Ts là mộttiểu quần thể riêng hay đó chỉ là hiện tượng ức chế đơn thuần do hoạt động ức chếcủa các tiểu quần thể Tc và Th. Việc phân loại các tế bào CD4+ bị giới hạn bởi các phân tử MHC lớp II làcác tế bào TH và các tế bào CD8+ bị giới hạn bởi các phân tử MHC lớp I là các tếbào TC không phải là tuyệt đối. Thật vậy một số tế bào có chức năng là tế bào THlại cho thấy có mang dấu ấn CD8 và nhận diện các kháng nguyên kết hợp với phântử MHC lớp I, và một số tế bào có chức năng như tế bào TC lại bị giới hạn bởiphân tử MHC lớp II và mang dấu ấn CD4. Ngay cả sự phân loại về mặt chức năngcũng không phải là tuyệt đối. Chẳng hạn như nhiều tế bào TC lại chế tiết cáclymphokine khác nhau và có ảnh hưởng lên các tế bào khác giống như tác dụngcủa tế bào TH lên các tế bào đó. Vì thế sự phân biệt giữa tế bào TH và tế bào TC rõràng không phải là tuyệt đối mà vẫn còn những mập mờ dễ nhầm lẫn giữa hai loại.Tuy nhiên những sự mập mờ này chỉ là ngoại lệ chứ không thành qui luật nênngười ta thường coi các tế bào TH là các tế bào mang dấu ấn CD4 và bị giới hạnbởi các phân tử MHC lớp II và các tế bào TC mang dấu ấn CD8 và bị giới hạn bởicác phân tử MHC lớp I. Các tế bào null Một số ít tế bào lympho trong máu ngoại vi có các phân tử trên màngkhông rõ để phân biệt là tế bào T hay tế bào B thì được gọi là các tế bào null. Cáctế bào này cũng không có các thụ thể để gắn với kháng nguyên giống như của tếbào T hay tế bào B và do vậy không có tính đặc hiệu cũng như ký ức miễn dịch.Trong số các tế bào null có một nhóm tế bào chức năng gọi là các tế bào giết tựnhiên (viết tắt là tế bào NK - Natural Killer). Ðây là các tế bào lympho to có hạtchiếm từ 5 - 10% tổng số tế bào lympho trong máu ngoại vi của người. Các tế bàoNK lần đầu tiên được mô tả vào năm 1976 khi người ta thấy một số tế bào null thểhiện hoạt tính gây độc chống lại một số lượng lớn tế bào ung thư mà không cầnbất kỳ sự mẫn cảm nào trước đó với ung thư. Sau đó người ta nhận thấy rằng cáctế bào NK đóng một vai trò quan trọng trong đáp ứng của túc chủ chống lại các tếbào ung thư. Các tế bào ung thư bị giết chết bởi một số yếu tố gây độc do tế bàoNK tiết ra. Tế bào NK có thể tương tác với tế bào ung thư theo 2 cách khác nhau:Trong một số trường hợp tế bào NK tiếp xúc màng trực tiếp với tế bào ung thưmột cách không đặc hiệu và không phụ thuộc vào kháng thể; tuy nhiên một số tếbào NK lại bộc lộ các thụ thể trên màng dành cho đầu tận cùng C của phân tửkháng thể. Các tế bào NK này có thể gắn vào các kháng thể kháng ung thư đã gắntrên bề mặt các tế bào ung thư sau đó phá huỷ tế bào ung thư này. Quá trình nàyđược gọi là hiệu quả ADCC - gây độc tế bào bởi một tế bào phụ thuộc kháng thể(Antibody-Dependent Cell-Mediated Cytotoxicity, ho ặc Antibody-DependentCellular Cytotoxicity). Cơ chế chính xác của hiện tượng này sẽ được trình bầytrong chương đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Ở người có một bệnh với hội chứng Che’diak-Higashi do bị thiếu tế bàoNK làm cho những bệnh nhân này có nguy cơ mắc các bệnh lymphoma. Ở chuộtnhắt cũng có một mối tương quan giữa sự thiếu tế bào NK với việc ung thư pháttriển. Những chuột nhắt có biến đổi gene lặn tự thân gọi là chuột be do thiếu các tếbào NK nên các chuột này bị tăng nguy cơ mọc ung thư khi ta tiêm các tế bào ungthư sống vào cơ thể chúng. Những phát hiện này đã khẳng định rõ ràng rằng các tếbào NK có một vai trò quan trọng trong đề kháng của túc chủ chống lại ung thư. Các tế bào trình diện kháng nguyên Sự hoạt hoá cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trunggian tế bào đều đòi hỏi sự kích thích của các lymphokine do tế bào TH sản xuất ra.Một điều cơ bản là sự hoạt hoá của tế bào TH phải được điều hoà một cách chặtchẽ bởi vì nếu để xẩy ra đáp ứng của các tế bào TH một cách không thích hợp vớicác cấu thành của bản thân thì có thể dẫn đến những hậu quả tự mẫn nghiêm trọng.Ðể có được sự điều hoà chặt chẽ các tế bào TH cần phải được hoạt hoá sau khinhận dạng kháng nguyên. Ðiều này chỉ xẩy ra sau khi các kháng nguyên đượctrình diện cùng với các phân tử MHC trên bề mặt các tế bào đặc biệt được gọi làcác tế bào trình diện kháng nguyên. Các tế bào trình diện kháng nguyên là một tậphợp gồm nhiều loại tế bào, bao gồm một số đại thực bào, các tế bào B, các tế bàocó tua, các tế bào nội mô. Ðặc điểm chính của những tế bào này là trên bề mặt củachúng có rất nhiều phân tử MHC lớp II. Ngoài ra chúng còn có khả năng thâu tómcác kháng nguyên nhờ hiện tượng thực bào hoặc ẩm bào sau đó tái xuất hiện mộtphần các kháng nguyên này trong khuôn khổ kết hợp với phân tử MHC lớp II trênmàng của chúng. Nhờ sự giới thiệu kháng nguyên này mà các tế bào TH có thểnhận dạng được kháng nguyên một cách thích hợp và sau đó sinh ra các đáp ứngmiễn dịch. Cơ chế chi tiết của hoạt động trình diện kháng nguyên sẽ được trìnhbầy trong các chương sau. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
các tế bào miễn dịch bài giảng miễn dịch học y học cơ sở Hệ thống miễn dịch giáo trình miễn dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 181 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 59 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 41 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0