Danh mục

Các thách thức trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 618.10 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Các thách thức trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam phân tích thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam; Một số vấn đề còn hạn chế trong việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam; Những lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI; Những bất cập trong thu hút FDI tại Việt Nam; Những thách thức trong thu hút FDI ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thách thức trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam CÁC THÁCH THỨC TRONG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Võ Thị Thắm HQ5 - GE11 Tóm tắt FDI là một trong những thành phần quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong suốt hơn 30 năm mở cửa thì FDI đã giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế, gồm có nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, v.v.. Tuy nhiên, vẫn còn những điều chưa thực hiện tốt như là: vốn FDI thực hiện thấp, quy mô vốn mỗi dự án nhỏ, tập trung vào những ngành công nghiệp giản đơn và trung bình, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm chú ý. Mặc dù nước ta có rất nhiều những lợi thế trong thu hút như: nguồn lao động rẻ và dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, chính trị ổn định và nền kinh tế phát triển khá đều qua các năm nhưng vẫn còn gặp nhiều bất cập trong quá trình nhận FDI, đặc biệt là về vấn đề môi trường. Từ đó, nước ta đối mặt với những thách thức trong việc thu hút FDI. Từ khóa: FDI (Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài), thách thức, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với nền kinh tế của một quốc gia thì thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế của đất nước đó, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì yếu tố này chưa được đảm bảo, vì thế đã gây ra ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế: Khi thu nhập thấp, khả năng tiêu dùng thấp dẫn đến thị trường tiêu thụ không hấp dẫn, tốc độ chu chuyển hàng hóa chậm do đó sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn ra để đầu tư do lợi nhuận thu được thấp. Nền kinh tế hoạt động trì trệ và năng lực sản xuất giảm xuống làm cho tích lũy tư bản ở các nước này chưa đủ để phát triển những ngành sản xuất thiết yếu. Cứ như vậy, năng lực sản xuất giảm làm cho thu nhập của người lao động cũng thấp, cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói cứ thế tiếp tục mà thu nhập của một đất nước thường đến từ ba khu vực chính: Chính phủ, các doanh nghiệp và hộ gia đình. Đối với Chính phủ của một nước đang phát triển thì đến chủ yếu từ thuế, dù tỷ lệ đánh thuế có cao nhưng dung lượng của nền kinh tế còn nhỏ nên thuế thu được vẫn còn nhỏ. Không những thế, đối với các nước này thì nhu cầu phát triển đất nước ngày càng cao, cho nên chi tiêu của Chính phủ ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hàng năm Chính phủ phải chi trả các khoản nợ lớn cho nước ngoài cho nên tiết kiệm từ khu vực 418 chính phủ là rất ít. Đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh nghiệp quốc doanh thì hoạt động kém hiệu quả và phụ thuộc nhiều vào Chính phủ, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên về số lượng nhưng vẫn còn hoạt động đơn lẻ và chưa sôi động nên lợi nhuận thu được chưa cao; từ đó, tiết kiệm từ các doanh nghiệp chưa cao. Xét đến khu vực hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người tại các nước đang phát triển thấp hơn nhiều so với các nước phát triển và so với mặt bằng chung của thế giới. Đại bộ phận thu nhập của họ chỉ đủ để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày, do đó phần dành cho tiết kiệm của các hộ gia đình thấp và việc huy động là rất khó khăn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì vốn đầu tư nước ngoài là một trong những điều kiện quan trọng để giúp đất nước thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Trong khi đó, nguồn vốn ODA thì tạo ra được một lượng vốn lớn nhưng lại có nhược điểm lớn nhất là làm tăng áp lực về chính trị nên chỉ sử dụng vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Còn đối với nguồn vốn FDI được xem là một giải pháp hiệu quả để đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Tính đến nay, Việt Nam ta đã trải qua 32 năm thực hiện chính sách mở cửa giao thương với các nước trong khu vực và trȇn thế giới và thu hút không ít đầu tư nước ngoài nhờ vào việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1987. Hơn 30 năm qua, đầu tư nước ngoài đã đồng hành cùng tiến trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Cụ thể là, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investmet) đã đạt được những mục tiêu về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề liên quan đến công ăn việc làm cho người dân, động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để ta tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều những kết quả tốt đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những điều chưa làm được. Điều đó tạo ra những thách thức và khó khăn trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua 2.1.1. Một số kết quả đã đạt được trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam Thứ nhất, FDI góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, giúp nền kinh tế tăng trưởng 30 năm qua, cùng với việc phát huy nội lực thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khu vực FDI trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhanh chóng và ổn định của kinh tế Việt Nam, tạo ra sự thay đổi đáng kể về diện mạo và cơ cấu của nền kinh tế. 419 Bảng 1: Đóng góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Nguồn: GSO và tự tính toán Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, ...

Tài liệu được xem nhiều: