Danh mục

CÁC THỦ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP – PHẦN 2

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.42 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Siêu âm: Chỉ định khi nghi ngờ tràn dịch màng phổi, phân biệt dày dính màng phổi với tràn dịch màng phổi. Xác định số lượng và vị trí dịch màng phổi.1.5. Hình ảnh X quang phổi bình thường: + Đậm độ cơ bản: hình ảnh X quang phổi có 4 đậm độ cơ bản.- Đậm độ khí: nhu mô phổi, tràn khí màng phổi, khí thũng phổi. - Đậm độ nước: bóng tim, mạch máu, viêm phổi, u phổi, tràn dịch màng phổi.- Đậm độ mỡ: tổ chức dưới da, tổn thương viêm. - Đậm độ kim loại:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC THỦ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP – PHẦN 2 CÁC THỦ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP – PHẦN 2 1.4. Siêu âm: Chỉ định khi nghi ngờ tràn dịch màng phổi, phân biệt dày dính màng phổi vớitràn dịch màng phổi. Xác định số lượng và vị trí dịch màng phổi. 1.5. Hình ảnh X quang phổi bình thường: + Đậm độ cơ bản: hình ảnh X quang phổi có 4 đậm độ cơ bản. - Đậm độ khí: nhu mô phổi, tràn khí màng phổi, khí thũng phổi. - Đậm độ nước: bóng tim, mạch máu, viêm phổi, u phổi, tràn dịch màngphổi. - Đậm độ mỡ: tổ chức dưới da, tổn thương viêm. - Đậm độ kim loại: xương, mảnh kim khí. + Cấu trúc bình thường của lồng ngực: trên phim chuẩn có thể nhìn thấy:xương sườn, xương đòn, xương cột sống, xương bả vai, phần mềm thành ngực.Sụn sườn chỉ nhìn thấy khi bị vôi hoá. Phần mềm lồng ngực làm tăng thêm đậm độcủa phổi, nhất là ở người béo lùn. Sườn cổ VII nhìn thấy ở 1,5%, một bên hoặc haibên; 1,2% sườn I không phát triển đầy đủ; 21% có chỗ khuyết ở 1 -2 xương sườn. + Hình ảnh trung thất (từ trên xuống dưới): - Bờ phải cuả trung thất gồm: tĩnh mạch cánh tay đầu, tĩnh mạch chủ trên,động mạch chủ lên, nhĩ phải. - Bờ trái của trung thất gồm: động mạch dưới đòn trái, tĩnh mạch cánh tayđầu, thân động mạch phổi, nhĩ trái, thất trái. + Bóng tim: - Bờ tim: cung nhĩ phải và thất trái có hình thấu kính, 19% cung d ưới trái đithẳng. - Cung tim: 87,5% cung dưới phải nằm ngoài bờ phải cột sống < 2cm, 7%cách xa bờ phải nhiều hơn cung dưới trái, 4-5% nằm chồng lên cột sống. 60% nhìnthấy bóng mờ dọc bờ tim trái, 1/3 trường hợp bóng mờ này là mỡ, 5% nhìn thấycung dưới phải hai bờ do nhĩ trái to nằm lệch sang phải. + Quai động mạch chủ: 95% người dưới 30 tuổi có bề rộng quai động mạchchủ < 30mm (từ bờ trái khí quản đến bờ trái quai động mạch chủ); tuổi 30 -40:91%; tuổi > 40: 69%. Chiều cao động mạch chủ lên là khoảng cách giữa hai đường kẻ vuông góccột sống: đường một là đường tiếp tuyến quai động mạch chủ ngang, đường 2 làđường đi qua điểm quai động mạch chủ đi ra từ bờ tim phải. Chiều cao động mạchchủ lên thường so sánh với chiều d ài bờ tim phải: là khoảng cách giữa 2 đường:một trùng với đường (2) nêu trên, một đi qua giao điểm của bờ trái tim và cơ hoànhvuông góc với cột sống. Người dưới 30 tuổi: tỷ lệ chiều dài quai động mạch chủ/chiều dài bờ tim phải lớn hơn 1, tuổi 30-40: 26% có tỷ lệ lớn hơn 1, tuổi trên 40:27% có tỷ lệ lớn hơn 1. Khoảng cách quai động mạch chủ và xương đòn là khoảng cách giữa 2 đườngtiếp tuyến với bờ trên xương đòn và đầu dưới xương đòn, 10% trường hợp quaiđộng mạch chủ lên cao hơn mức này. Khoảng cách giữa đỉnh cán xương ức tớiđỉnh quai động mạch chủ lớn hơn 1cm, nếu nhỏ hơn là do quai động mạch chủ dài. + Khí quản, phế quản gốc: Khí quản nằm chính giữa cột sống, đường kính trung bình 12 mm, tính từ bờngoài là 20 mm. 2% khí quản lệch phải hoặc lệch trái không phải bệnh lý. Chiềurộng khí quản đều đặn, bờ trái có vết máng động mạch chủ. Chỗ phân chia ra 2 phế quản gốc ngang đốt sống ngực V. Góc giữa 2 phếquản gốc từ 45o - 70o , có thể tới 50-100o. Phế quản gốc phải dốc hơn bên trái, phếquản gốc trái ra sau hơn. Đường kính ngang của khí quản ở nam lớn hơn nữ 2 mm.Kích thước tăng theo chiều cao. + Tĩnh mạch Azygos nằm ở bờ phải khí quản và thùy trên phải, nhìn thấy ở8,6% trường hợp, hình tròn hoặc oval. Rãnh tĩnh mạch Azygos nhìn thấy ở 0,5%.Kích thước tĩnh mạch Azygos tăng khi thở ra. + Phổi, rốn phổi: - 7,3% có dày dính màng phổi vùng đỉnh, 72% đậm độ 2 phổi bằng nhau, tăngsáng cục bộ một bên phổi gặp ở 25%, vùng đỉnh phổi (nhất là bên trái) thường tốihơn vùng còn lại, tăng sáng lan toả một bên phổi gặp ở 2%. - Rốn phổi phải có hình cánh chim mà đường phân giác là rãnh liên thùy nhỏ;cực trên của rốn phổi phải là tĩnh mạch thùy trên phải ở ngoài động mạch phổi,cực dưới là động mạch phổi xuống, đường kính 10-15mm. Rốn phổi trái cao hơnrốn phổi phải và có hình dấu phẩy, đầu trên trong to; cực dưới là là nhánh trái củađộng mạch phổi đè lên phế quản gốc trái, động mạch phổi thùy dưới; cực trên rốnphổi trái là động mạch và tĩnh mạch thùy trên trái chồng lên nhau khó phân biệt. Động mạch phổi phải phân chia trong trung thất, bên trái phân chia trong phổi. Rốn phổi trái cao hơn rốn phổi phải 0,75-2,25 cm ở 80% trường hợp, < 0,75cm là 11%, 2,25-3 cm là 6%, 3% là ngang nhau. Không thấy rốn phổi phải caohơn trái ở người bình thường. Rốn phổi thường nhìn rõ ở ngoài trung thất, ít khi bị cung giữa trái hoặc bờphải trung thất che lấp. Đậm độ rốn phổi 2 bên bằng nhau. + Mạch máu phổi: Mạng lưới mạch máu phân bố đều 2 phế trường, nhỏ dần khi ra ngoại vi phổivà biến mất khi cách bờ ngoài phổi từ 1-2 cm. Số lượng mạch máu đối xứng 2bên. Động mạch phổi toả từ rốn phổi, các nhánh tĩnh mạch phổi ...

Tài liệu được xem nhiều: