Danh mục

Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim – Phần 2

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.67 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Adenosin và ATP Adenosin là một nucleosid nội sinh có khả năng chẹn dẫn truyền nhĩ thất ở người. ATP(Adenosin triphosphat) là một tiền chất của adenosin có tác dụng trên nũt nhĩ thất và nút xoang giống tác dụng của adenosin* Sự hình thành, chuyển hóa và tác dụng của adenosin nội sinh Adenosin có trong tất cả các tế bào của cơ thể, hình thành từ sự thoái biến của ATP hoặc S-Adenosyl homosystein dưới tác dụng của enzym. Adenosin giúp duy trì cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ oxy ở cơ tim và cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim – Phần 2 Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim – Phần 25. CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM THÔNG DỤNG5.1. Adenosin và ATPAdenosin là một nucleosid nội sinh có khả năng chẹn dẫn truyền nhĩ thất ở người.ATP(Adenosin triphosphat) là một tiền chất của adenosin có tác dụng trên nũt nhĩthất và nút xoang giống tác dụng của adenosin* Sự hình thành, chuyển hóa và tác dụng của adenosin nội sinhAdenosin có trong tất cả các tế bào của cơ thể, hình thành từ sự thoái biến củaATP hoặc S-Adenosyl homosystein dưới tác dụng của enzym. Adenosin giúp duytrì cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ oxy ở cơ tim và cơ quan khác.Khi có giảm oxy mô hoặc thiếu máu cục bộ, các tế bào cơ tim tăng sản sinhadenosin. Adenosin có tĩnh dãn mạch(mạch vành và mạch ngoại vi) va giảm tiêuthụ oxy do tác dụng kháng giao cảm và làm chậm nhịp tim.Thời gian bán hủy của adenosin rất ngắn 0,6-1,5giây, của ATP 1-5 giây, doAdenosin bị thoái hóa biến thành inosin* Tác dụng điện sinh lý của adenosin:Có 2 loại thụ cảm thể của adenosin là A1, A2. A1 có trong nội mô và tế bào cơtrơn thành mạch, khi hoạt hóa gây dãn mạch. A1 còn có trên các tế bào dẫn truyềnnút xoang, mô nhĩ và nút nhĩ thất, khi hoạt hóa nó ức chế dẫn truyềnỞ mức tế bào, adenosin hoạt hoá A1 gây kích thích kênh kali đặc hiệu trên màngtế bào kết quả là:- Tăng khử cực các tế bào nút xoang và giảm dốc pha IV của các tế bào này- Rút ngắn điện thế hoạt động của tế bào cơ nhĩGiảm độ dốc pha 0 của điện thế hoạt động của các tế bào “N” của nút nhĩ thất, dođó làm chậm dẫn truyền qua nút nhĩ thấtTế bào thất không có kênh kali đặc hiệu nhạy cảm với adenosin do đó adenosinkhông ảnh hưởng đến điện thế hoạt động của các tế bào thất khi không có kíchthích giao cảm. Tuy nhiên khi có dòng calci vào trong tế bào dưới tác dụng củacatecholamin, tế bào thất trở nên nhạy cảm với adenosin, adenosin chẹn dòng calcinày thông quá ức chế sản xuất AMPcTác dụng của ATP trên dẫn truyền qua nút nhĩ thất là ATP thủy phân thànhAdenosin. ATP còn làm tăng trương lực phó giao cảm(adenosin không có tác dụngnày)Trên lâm sàng khi diêm Adenosin cho một người có nhịp xoang sau 10-20giâythất xuất hienẹ nhịp xoang chậm, nhịp xoang chậm kéo d ài 10 giây sau đó là nhịpxoang nhanh do phản xạ giao cảm thứ phát, khoảng AH(trong điện đồ bó His) kéodài dần và block nhĩ thất của adenosin không bị đối kháng bởi atropin.Adenosin không ảnh hưởng lên dẫn truyền xuôi hoặc ngược qua đường dẫn truyềnphụ. Ở tế bào thất adenosin chẹn dòng dẫn truyền trong tế bào do catecholamingay ra nên làm giảm biên độ của hậu khử cực muộn, do vậy có khả năng xóa hoạtdộng nảy cò liên quan đến AMPc nội bào, điều này giải thích vì sao adenosin cóthể cắt một số cơn nhịp nhanh thất do gắng sức hoặc truyền isoproterenol gây ra(các cơn nhịp nhanh thất này gọi là các cơn nhịp nhanh thất nhạy cảm adenosinthường xuất phát từ buồng tống máu thất phải hoặc đôi khi từ thất trái)ATP có tác dụng lâm sàng giống adenosin. Sau khi tiêm tĩnh mạch, bị thanh thảikhỏi tuần hòan rất nhanh do thoái biến dưới tác dụng của enzym để thành inosin,bị phosphoryl hóa thành AMP hoặc được vận chuyển vào các tế bào nội mô mạchmáu và tế bào máu bởi hệ thống vận chuyển nucleotid. Do đặc điểm này nên thờigian bán hủy của adenosin rất ngắn từ 1-6 giây. Đê đạt được tác dụng điện sinh lýđể điều trị và chẩn đóan rối loạn nhịp phải tiêm tĩnh mạch thật nhanh* Ảnh hưởng trên huyết độngKhi tiêm adenosin tĩnh mạch nhanh huyết áp thay đổi theo 2 pha: Pha đầu ti ên cảHA tâm thu và tâm trương tăng(đồng thời với chậm dẫn truyền qua nút nhĩ thất)sau đó giảm nhẹ(đồng thời với nhịp xoang nhanh thứ phát). Tác dụng trên huyếtáp rất ngắn(- Khó thở, nóng bừng mặt và đau ngực. Đau ngực có thể lan theo nhiều h ướngkhác nhau; lên tai, vai, mặt trụ hay cánh tay, lưng hoặc bụng, có thể giống đau thắtngưc hay loét hành tá tràng- Hít adenosin có thể gây co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản, tác dụngphụ này không gặp khi tiêm tĩnh mạch, tuy vậy cũng nên thận trọng ở người henphế quản hay COPD- Hiếm gặp hơn là cảm giác lo lắng, buồn nôn, nhức đầu, vã mồ hôi, tụt HA, mờmắtCác tác dụng phụ chỉ thoáng qua và thường dung nạp tốt ở bệnh nhân đang có cơnnhịp nhanh kịch phát trên thấtTác dụng trên nhịp tim: sau khi cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất bằngadenosin có thể gặp một số rối loạn nhịp nh ư ngừng xoang hoặc block nhĩ thấtthoáng qua hoặc cả hai, ngoại tâm thu nhĩ hoặc ngoại tâm thu thất. Adenosin làmngắn điện thế hoạt động của tế bào nhĩ nên có thể tạo thuận lợi cho xuất hienẹrung nhĩ nếu có một ngoại tâm thu nhĩ đến đúng lúc* Cắt cơn nhịp nhanh trên thất bằng Adenosin và ATP:Adenosin va ATP có hiệu quả rất cao khi tiêm tĩnh mạch để cắt cơn nhịp nhanhtrên thất do vào lại tại nút nhĩ thất, cắt cơn nhịp nhanh gồm: cơn nhịp nhanh dovào lại tại nút nhĩ thất ...

Tài liệu được xem nhiều: