Các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp xã và vai trò của nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới
Số trang: 24
Loại file: doc
Dung lượng: 832.00 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Báo cáo gồm 3 phần chính: Khái niệm về tổ chức kinh tế - nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã; phân tích lợi thế so sánh của nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và vai trò của nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp xã và vai trò của nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới Người báo cáo: CN. THÁI QUỐC DÂN – PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM Báo giảng: CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Biên soạn: CN Thái Quốc Dân) * Các tư liệu trích dẫn, tham khảo: Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và Thành phố liên quan. Tập bài giảng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới. Tổng hợp các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) – Cơ quan Thường trực Tổ Công tác giúp việc/ Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố. TS. Nguyễn Hữu Hoài Phú và đồng nghiệp: các bài viết “ Các thời kỳ phát triển của nông nghiệp thành phố”; Đề án “ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn TP.HCM” (2009). ____________ * Báo cáo gồm 3 phần chính: 1. Khái niệm về tổ chức kinh tế Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã. 2. Phân tích lợi thế so sánh của nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và Vai trò của Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 3. Sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM) PHẦN I KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1. Khái niệm về Tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế bao gồm: doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty Trách 1 nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư. Chú ý: Hộ gia đình khi hoạt động kinh doanh, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thì chỉ là hộ kinh doanh, không phải là tổ chức kinh tế. Nếu hộ kinh doanh sử dụng quá 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. 2. Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã: (theo Luật số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) 2.1. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 2.1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó. 2.1.2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. 2.1.3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật. 2.1.5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. 2.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 2 2.2.1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi. 2.2.2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương. 2.2.3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 2.2.4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. PHẦN II PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH SO VỚI CÁC TỈNH LÂN CẬN (MIỀN ĐÔNG VÀ MIỀN TÂY NAM BỘ) VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ 1. ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN: 1.1 Vị trí địa lý: TP.HCM nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10’ 10o 38’ vĩ độ Bắc và 106o 22’ 106o 54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp xã và vai trò của nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới Người báo cáo: CN. THÁI QUỐC DÂN – PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM Báo giảng: CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Biên soạn: CN Thái Quốc Dân) * Các tư liệu trích dẫn, tham khảo: Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và Thành phố liên quan. Tập bài giảng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới. Tổng hợp các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) – Cơ quan Thường trực Tổ Công tác giúp việc/ Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố. TS. Nguyễn Hữu Hoài Phú và đồng nghiệp: các bài viết “ Các thời kỳ phát triển của nông nghiệp thành phố”; Đề án “ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn TP.HCM” (2009). ____________ * Báo cáo gồm 3 phần chính: 1. Khái niệm về tổ chức kinh tế Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã. 2. Phân tích lợi thế so sánh của nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và Vai trò của Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 3. Sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM) PHẦN I KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1. Khái niệm về Tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế bao gồm: doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty Trách 1 nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư. Chú ý: Hộ gia đình khi hoạt động kinh doanh, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thì chỉ là hộ kinh doanh, không phải là tổ chức kinh tế. Nếu hộ kinh doanh sử dụng quá 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. 2. Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã: (theo Luật số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) 2.1. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 2.1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó. 2.1.2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. 2.1.3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật. 2.1.5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. 2.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 2 2.2.1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi. 2.2.2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương. 2.2.3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 2.2.4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. PHẦN II PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH SO VỚI CÁC TỈNH LÂN CẬN (MIỀN ĐÔNG VÀ MIỀN TÂY NAM BỘ) VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ 1. ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN: 1.1 Vị trí địa lý: TP.HCM nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10’ 10o 38’ vĩ độ Bắc và 106o 22’ 106o 54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tổ chức kinh tế Nông thôn mới Kinh tế nông nghiệp Vai trò nông nghiệp Xây dựng nông thônGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 341 0 0
-
Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
8 trang 258 0 0 -
Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
4 trang 233 0 0 -
XÁC ĐỊN KÍCH THƯỚC MẪU NGHIÊN CỨU TRÍCH HỢP CHO MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA CÁC THÍ NGHIỆM TRỒNG LÚA
6 trang 131 0 0 -
Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội thế giới (In lần thứ hai): Phần 1
56 trang 126 0 0 -
5 trang 124 0 0
-
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 122 0 0 -
124 trang 111 0 0
-
18 trang 106 0 0
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 1
52 trang 95 1 0