Danh mục

Xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô ở vùng đông Nam Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 323      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày đánh giá thực trạng triển khai chƣơng trình mặt trận tổ quốc xây dựng nông thôn mới ở khu vực ven đô vùng Đông Nam Bộ; chính sách và thể chế xây dựng nông thôn mới. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô ở vùng đông Nam Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KHU VỰC VEN ĐÔ Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GẮN VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA 1. Đặt vấn đề Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã triển khai thực hiện chính thức trên phạm vi cả nước từ năm 2010 - 2020. Đây là một chương trình tổng thể, gồm nhiều nội dung như quy hoạch xây dựng; phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; phát triển y tế, giáo dục; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng đời sống và văn hóa khu vực nông thôn. Thời gian qua, chương trình đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, định hướng sản xuất cho nông dân, giảm nghèo trong quá trình thực hiện, giúp cho người dân có cuộc sống tốt hơn. Mỗi địa phương có những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nên cách thực hiện, xây dựng nông thôn mới có những, phù hợp đặc thù riêng của từng nơi, đáp ứng các tiêu chí và mục tiêu của chương trình. Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm kinh tế phía nam. Vùng này có thế mạnh về sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước. Quá trình đô thị hóa tạo sức ảnh hưởng đến các vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực ven đô, mang tính chất giữa sản xuất nông nghiệp đan xen với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Có nhiều khái niệm và tiêu chí khác nhau để xác định vùng ven đô. Theo Nguyễn Duy Thắng (2009), vùng ven đô có thể được hiểu là khu vực cận kề thành phố, là nơi vừa có các hoạt động nông thôn vừa có các hoạt động đô thị, nghĩa là không hoàn toàn là đô thị cũng không thuần túy là nông thôn và chịu tác động mạnh của đô thị hóa, làm biến đổi không gian do mở rộng các khu đô thị mới ra vùng đồng ruộng, đồng thời cũng ôm gọn trong lòng đô thị nhiều làng xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Như vậy cho thấy rằng vùng ven đô là một khái niệm mang tính đa dạng, mềm dẻo, tuỳ thuộc vào cấp, loại đô thị và tốc độ phát triển của đô thị. Đối với thị trấn nó là vùng ven khu vực đô thị; đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nó là các xã thuộc vùng ven khu vực nội thị; còn đối với thành phố trực thuộc trung ương, đó là các xã, huyện vùng ven khu vực nội thị36. Trong quy hoạch xây dựng, vùng ven đô có thể được coi là khu vực mở rộng đô thị trong giai đoạn quy hoạch. Trong bối cảnh tốc độ đô thị hoá ngày càng cao và đặc biệt trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển mở rộng xây dựng ra vùng ven đô ngày càng lớn và với tốc độ khá nhanh. Nhiều dự án khu đô thị, khu dịch vụ và khu công nghiệp được hình thành tại khu vực này. Do đó, việc xây dựng nông thôn mới ở các xã vùng ven đô thị này có những nét riêng biệt và đặc trưng khác với các xã mang tính chất thuần nông. Chính vì vậy, nội dung chuyên đề phân tích quá trình xây dựng nông thôn mới ở các khu vực ven đô thuộc vùng Đông Nam 36 Dựa trên thông tin từ KTS Đàm Quang Tuấn – Nguồn tin T/C Quy hoạch xây dựng, số 23/2007 229 Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được thực hiện. Mục tiêu của chuyên đề góp phần cung cấp thông tin, các đúc kết, bài học kinh nghiệm của các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở khu vực vùng ven đô thị, từ đó làm cơ sở để định hướng cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2020-2030. 2. Đánh giá thực trạng triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM ở khu vực ven đô vùng Đông Nam Bộ, 2010-2018 2.1 Th n tin nền của vùn Đ n Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 đơn vị tỉnh thành, bao gồm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc và Đông Bắc của vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ là nơi có nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, khoáng sản, thủy hải sản phong phú dồi dào. Phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp đồng bằng Sông Cửu Long là nơi có tiềm năng lớn về nông nghiệp như sản xuất lúa và cây ăn trái. Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế. Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế. Hình 1. Minh họa vị trí địa lý vùng Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị và hệ thống giao thông vận tải. Theo tổng cục thống kê 2018, trong tổng quỹ đất của vùng Đông Nam Bộ là 2.394,68 nghìn ha thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm đến 56,79%, kế đến là đất lâm nghiệp chiếm 21,15%. Trong đó, Bình Phước và Đồng Nai là hai tỉnh thành có diện tích đất lớn nhất lần lượt là 687,68 nghìn ha và 589,78 nghìn ha. So với các tỉnh lân cận, diện tích đất của Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ chiếm 8,27%, khoảng 198,10 nghìn ha. 230 Đất ở vùng này với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. (a) Tổng diện tích đất tự nhiên các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ (ĐVT: nghìn ha) 2.394,68 687,68 589,78 440,13 269,46 198,10 209,54 Đông Nam ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: