Danh mục

Các trào lưu nghệ thuật - Phần 3

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 942.70 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Jackson Pollock ( 1912 – 1956 ) Nghệ sỹ được xưng tụng nhiều nhất trong số những họa sỹ Mỹ, tới New York từ miền Tây. Những tác phẩm thời kỳ đầu của Pollock – có ảnh hưởng từ thầy của ông là Thomas Hart Benton và từ những nghệ sỹ tranh tường Mexico như Rivera, Siqueiros, Tamayos – ngay lập tức đã chịu tác động bởi các thực hành siêu thực và lý thuyết tâm phân học của Jung. Vào giai đoạn cuối thập kỷ 40, ông bắt đầu dùng thủ pháp rải sơn tự do lên mặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các trào lưu nghệ thuật - Phần 3 Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (3) Jackson Pollock ( 1912 – 1956 ) Nghệ sỹ được xưng tụng nhiều nhất trong số những họa sỹ Mỹ, tới NewYork từ miền Tây. Những tác phẩm thời kỳ đầu của Pollock – có ảnh hưởng từthầy của ông là Thomas Hart Benton và từ những nghệ sỹ tranh tường Mexico nhưRivera, Siqueiros, Tamayos – ngay lập tức đã chịu tác động bởi các thực hành siêuthực và lý thuyết tâm phân học của Jung. Vào giai đoạn cuối thập kỷ 40, ông bắtđầu dùng thủ pháp rải sơn tự do lên mặt vải tole đặt trên sàn studio. Qua cách vẽnày, những quyết định thẩm mỹ của họa sỹ đã được hình thành ngay trong tiếntrình làm việc và các bức họa hoàn tất của Pollock rốt cục ngập tràn tính nhịp điệuvà hành động. Ông cũng chính là một trong những nghệ sỹ Mỹ đầu tiên từ khướccác khổ tranh salon để lựa chọn những khuôn khổ lớn hơn –thậm chí tới tầm mứccủa tranh hoành tráng ( mural painting ). Tranh của Thomas Hart Benton, thầy trưởng khoa của Pollock Tranh tường của Siqueros The Key, một trong những bức tranh thời kỳ đầu của Jason Pollock, vẽ năm1946Jackson Pollock, Number One, 1948 Pollock đang rải sơn Chi tiết tranh của Pollock ----------- Barnett Newman, ( 1905 – 1970 ) Một trí giả và cũng là một biện luận gia sắc sảo, người cảnh báo về mốinguy hiểm của phong cách trang trí trong nghệ thuật trừu tượng và đề nghị nhữngcon đường mới. Kẻ dấn bước vào sự hỗn loạn (chaos ) để thấu hiểu lẽ sống chết vàcũng là kẻ từng định đề hóa ý tưởng gây sốc; Trong lịch sử nhân loại “ nhữnghành vi mỹ học luôn vượt trước những hành vi xã hội“. Newman coi nền tân nghệthuật Mỹ như thể một mối quan tâm tới dạng kinh nghiệm siêu nghiệm( transcendental experience ) Barnett Newmann ( 1905-1970)Achilles, Barnett NewmanBarnett Newman, AdamTranh khổ lớn của Barnett Newmann trong bảo tàng nghệ thuật hiện đại MỹBarnett NewmanJericho, 1968-1969106 x 112 1/2 inches (269.2 x 285.8 cm) Acrylic on canvas -------------- Mark Rothko ( 1903 – 1970 ) sinh tại Nga, lớn lên ở Oregon, nhận học bổng tại đại học Yale, và rồichuyển tới Arts Students League để học hội họa. Những tác phẩm đầu tay của ôngtheo phong cách biểu hiện, đã chịu ảnh hưởng từ Max Weber, thầy chủ nhiệmkhoa.Thế rồi, sau thời kỳ chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa siêu thực và tìm kiếm chomình một nền tảng thần bí quan trọng, ông đã ngộ ra phong cách của bản thâncùng những mảng mầu rung nhoè. Rothko từng diễn giải rằng bức tranh của ôngbuộc phải được vẽ theo khổ lớn để tạo áp lực mang đem người xem vào tận sâutrong không gian của nó. Về cuối đời, ông từng thực hiện 14 bức tranh khổ lớncho một thánh thất Cơ đốc tại Houston.Từ khước mọi hàm chỉ về chủ đề, songluôn duy trì kiểu dạng tranh ghép ba tấm trong hầu hết các tác phẩm đơn sắc trầmtối của mình, Mark Rothko đã thành công trong việc ám gợi lên những ý nghĩa vàxúc cảm phổ quát không thể định dạng.Mark Rothko ( 1903 – 1970 ) Slow Swirl at the Edge of the Sea, một bức tranh thời kỳ đầu của MarkRothko, vẽ năm 1944 Tranh ba tấm của Mark Rothko tại bảo tàngTranh của Mark Rothko tại bảo tàng nghệ thuật hiện đại Mỹ

Tài liệu được xem nhiều: