Danh mục

Các trào lưu nghệ thuật - Phần 6

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 674.27 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự tương tác giữa nghệ sỹ và các phê bình gia dấn thân nghiêm túc chính là động lực quan trọng nhất trong những năm tháng bừng rộ của trường phái New York thời đỉnh cao. Các cuộc tranh luận tiếp diễn tại các xưởng vẽ, tại các quán cà phê tự phục vụ, tại các quầy bar và tại cả các câu lạc bộ nghệ sỹ nữa. Trong số phê bình gia, hai nhân vật trứ danh nhất là Clement Greenberg và Harold Rosenbergđều thuộc giới trí thức cánh tả trước khi bắt đầu sự nghiệp phê bình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các trào lưu nghệ thuật - Phần 6 Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (6) Sự tương tác giữa nghệ sỹ và các phê bình gia dấn thân nghiêm túc chính là động lực quan trọng nhất trong những năm tháng bừng rộ của trường phái New York thời đỉnh cao. Các cuộc tranh luận tiếp diễn tại các xưởng vẽ, tại các quán cà phê tự phục vụ, tại các quầy bar và tại cả các câu lạc bộ nghệ sỹ nữa. Trong số phê bình gia, hai nhân vật trứ danh nhất là Clement Greenberg và Harold Rosenberg- đều thuộc giới trí thức cánh tả trước khi bắt đầu sự nghiệp phê bình nghệ thuật. Các bài viết của họ đã giúp hợp pháp hóa nền tân hội họa Mỹ, vào lúc đó hoàn toàn xa lạ với số đông bởi sự khó hiểu của nó đối với đại chúng Clement Greenberg Greenberg, trước đây từng ao ước trở nên một họa sỹ – vào thập kỷ 40 đã theo học Hans Hoffmann và rồi tiếp nhận từ nhà trừu tượng quan trọng mang hai quốc tịch Đức – Mỹ này rất nhiều “ quy tắc hội họa “ và tầm quan trọng của mặt phẳng hai chiều mang chứa hình ảnh. Greenberg đã bầy tỏ một nỗi đam mê lớn lao dành cho loại nghệ thuật mà ông cổ vũ, và mặc dù sự sắp hạng của ông hầu như hoàn toàn võ đoán song khiếu thẩm mỹ rạch ròi của ông đã giúp ông nhận ra được và rồi ủng hộ những họa sỹ như Pollock hay Smith. Phong cách phê bình của ông – đã phát triển dần trở nên cả một học thuyết, khởi hoạt trong phạm vi khung xương thuộc truyền thống hình thức của Heinrich Woelffin, Roger Fry và chủ nghĩa thực chứng hữu lý (logical positivism) the portrait of Harold Rosenberg by Elaine de Kooning Khác với lối tiếp cận theo kiểu “nghệ thuật thuần khiết“ của Greenberg, Rosenberg lại cảm thấy rằng nghệ thuật và phê bình nghệ thuật có thể trở nên những hình thái hành động xã hội. Từng có lúc là biên tập viên cho tạp chí cánh tả Art Front (1934 – 1937), ông đã cổ vũ đặc tính cách mạng của nền tân hội họa bằng những tiểu luận và review sắc sảo viết cho Art news và rồi cho New Yorker – nơi ông phụ trách trang nghệ thuật từ 1967 cho tới khi ông mất vào năm 1978. Với Rosenberg - người giới thiệu khái niệm“hội họa hành động “vào từ vựng của lịch sử nghệ thuật – quyết định ngẫu nhiên của nghệ sỹ khi đối diện trước tấm tole trắng có giá trị tương đương với một hành vi luân lý. Alfred H. Barr, Jr Sử gia nghệ thuật Alfred H. Barr, Jr ( 1902 – 1989 ) - vị giám đốc sáng lập ra Museum of Modern Art ( MOMA) vào năm 1929 - đã lập ra một bảo tàng đa chiều đầu tiên cung hiến trọn vẹn cho nghệ thuật thị giác của thời đại chúng ta. Bởi vai trò tiên phong của bảo tàng trong giới nghệ thuật, cuộc trưng bầy quy mô lớn của nó - Nền tân hội hoạ Mỹ (The New American Painting)- từng triển lãm vòng quanh bẩy nước châu Âu từ 1958 và 1959, đã giúp thừa nhận chính thức và mang lại vai trò bá chủ cho hội họa Mỹ. Trong lời tựa viết cho catalog triển lãm, Barr đã chỉ ra các liên nối cụ thể giữa những tư duy hiện sinh và trào lưu nghệ thuật đầy dấn thân và bất an mới mẻ này. Ông cũng nhấn mạnh khía cạnh chính trị của nó ở chỗ “ phô bầy ra một hành động tự do trong cái thế giới mà tự do mang ý nghĩa của một thái độ chính trị “. Sử gia và phê bình gia nghệ thuật trẻ hơn, Max Kozloff, cũng nhận thấy nền tân hội họa Mỹ có liên hệ rất mật thiết với hệ tư tưởng chính trị Mỹ. Bất chấp niềm tin của các nghệ sỹ rằng tác phẩm của họ hoàn toàn phi chính trị, sự thật là, như Kozloff đã chỉ ra, quá trình định hình của nền tân nghệ thuật Mỹ diễn ra vào thời điểm trùng với giai đoạn nước Mỹ bắt đầu mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó ra thế giới. Trong khi các nghệ sỹ từng rút khỏi mọi liên đới chính trị từ thời hiệp ước Hitler – stalin vào năm 1939, sản phẩm của những nhà biểu hiện trừu tượng lại thể hiện sự ủng hộ của dành các chính sách văn hóa và chính trị. Chúng được mang ra giới thiệu với hải ngoại như thể “ Những bằng chứng về sự tiếp cận của nước Mỹ với kỷ nguyên sáng tạo “ nhằm phô bầy ra cho thế giới những hoa trái đến từ sự tự do Kiều Mỹ - đối lập với sự áp bức được giả định phía bên kia tấm màn sắt. Một năm sau khi bài viết của Kozloff ra đời, Eva Cockcroft, một phát ngôn viên cánh hữu cấp tiến đã khảo sát vấn đề tương tự từ một quan điểm Marxist chính thống, và vào năm 1983, nhà sử gia mỹ thuật người Pháp Serge Guilbaut đã ấn hành một luận thuyết gây tranh cãi trong đó ông tìm cách đưa ra những cứ liệu về một loạt ưu ái và tiện nghi mà các nhà biểu hiện trừu tựơng được hưởng để trở thành tay trong cho chính sách chiến tranh lạnh của Mỹ. Ông đặt tên cho cuốn sách của mình là: Làm cách nào mà New York đánh cắp được ý tưởng về nghệ thuật hiện đại (How New York Stole the Idea of Modern Art) Phụ lục ( của người dịch) Bảng phả hệ của các dòng chẩy hội họa do Alfred H. Barr, Jr lập ra, trong đó, ông định dạng các nguồn mạch trong quá khứ của hai nhánh nghệ thuật Trừu Tượng Kỷ Hà và Trừu Tượng Phi Kỷ Hà Japanese prints: Tranh khắc gỗ Nhật Bản Synthetism: Chủ nghĩa Tổng Hòa Tranh của Paul Gau ...

Tài liệu được xem nhiều: