Sau giai đoạn bị chiếm đóng và áp bức trong chiến tranh thế giới II, cuộc giải phóng châu Âu vào năm 1945 đã mở ra thời kỳ phục hưng cho mọi khía cạnh cuộc sống, trong đó có văn học nghệ thuật. Với hầu hết các nghệ sỹ siêu thực đang trong cảnh tha hương –Siêu thực, trào lưu quan trọng nhất thời tiền chiến ở châu Âu - giờ đây đã hầu như không tồn tại. Phong cách trừu tượng kỷ hà của Mondrian và đệ tử dường như cũng chẳng còn thích hợp mấy nữa sau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các trào lưu nghệ thuật - Phần 7
Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động
Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (7)
Những người Âu
Piet Mondrian, composition
Sau giai đoạn bị chiếm đóng và áp bức trong chiến tranh thế giới II, cuộc
giải phóng châu Âu vào năm 1945 đã mở ra thời kỳ phục hưng cho mọi khía cạnh
cuộc sống, trong đó có văn học nghệ thuật. Với hầu hết các nghệ sỹ siêu thực đang
trong cảnh tha hương –Siêu thực, trào lưu quan trọng nhất thời tiền chiến ở châu
Âu - giờ đây đã hầu như không tồn tại. Phong cách trừu tượng kỷ hà của Mondrian
và đệ tử dường như cũng chẳng còn thích hợp mấy nữa sau những thảm họa của
phát xít và chiến tranh. Mặc dù Tân biểu hình (New Fuguration) là khía cạnh bản
chất của nghệ thuật hậu chiến châu Âu, song nghệ thuật trừu tượng phi hình thức
(informenl abstract art) mới trình ra được các khả năng thể hiện tự do và phóng dật
đa dạng lớn lao nhất. Đối sánh với nghệ thuật Mỹ, hội họa châu Âu dường như ít
gây hấn và hướng nội hơn
Sau chiến tranh, Paris vẫn tiếp tục đóng vai trò là trung tâm nghệ thuât châu
Âu. Trong một thời gian ngắn, một nhóm nghệ sỹ tự coi là “ những nghệ sỹ trẻ của
truyền thống Pháp “ đã cố gắng liên gộp bảng mầu của Bonnard và Matisse cùng
cấu trúc lập thể thành một hình hệ trừu tượng thuận mắt (harmonious abstraction).
Song hài hòa không phải là điều trải nghiệm hậu chiến cần tới. Những giọng điệu
cấp tiến mạnh mẽ như của nhà phê bình Michel Tapíe ( Pháp, sinh năm 1909 ) đã
thẳng thừng chống lại gánh nặng truyền thống cổ điển nặng nề chả còn có gì
chung với “trọn bộ những cơn mê ly đầy ý nghĩa của đời sống và huyền thoại “,
vọng gọi về “những bài học của Dada và của cuộc cách mạng siêu thực hướng đến
một dạng nghệ thuật dũng cảm, sẵn sàng từ khước an toàn để đạt tới “ những hiện
thực siêu nghiệm và mơ hồ“
Gallery Rene’ Drouin đã là địa chỉ chính danh cho những những tuyên
xướng khiêu khích và mới mẻ nhất.Thậm chí cả trước khi Paris được giải phóng,
Drouin vẫn đã tổ chức các triển lãm của Dubuffet, Jean Fautrier và rồi, ngay tiếp
sau là Wols, Henri Michaux, George Mathieu và Hans Hartung. Mathieu đã vẽ
với một tốc độ và nội lực rất lớn, theo kiểu ý bút, tạo ra những hình thể ngay lập
tức trước mắt công chúng (y như kiểu viết thư pháp, liền một mạch không nhấc
đầu bút khỏi mặt giấy - ND). Hành vi của ông bị một số người coi là sự thô thiển
hoá tính riêng tư trong sáng tạo của nghệ sỹ (khi ngồi vẽ trước công chúng), song -
bởi những thực hành nghệ thuật theo kiểu vừa kể trên, ông lại cũng được coi là
nhà tiên khởi của nghệ thuật trình diễn (performance art ).
George Mathieu's art work
George Mathieu's art work
-------------------
Wols (người Đức – tên đầy đủ là Alfred Otto Wolfgang Schulze, 1913 –
1951), trước kia đã từng theo học âm nhạc và kiến trúc và từng thực hành nhiếp
ảnh, rốt cục trở thành một họa sỹ tự học có tầm cỡ. Ông còn làm thơ và quan tâm
một cách sâu sắc tới sinh học và địa chất học. Sống tại Pháp trong thời chiến,
Wols bị giam giữ vài lần và vào tuổi 38, sau rất nhiều năm nghiện rượu nặng, ông
đã chết tại Paris. So sánh Wols với Pollock, nhà lịch sử Mỹ thuật Werner
Haftmann từng nói :
“… Bởi thấu nhận những sự kiện tệ hại vào những tháng năm tiêu điều
trước và trong chiến tranh, cuộc sống và tác phẩm của Wolsvà Pollock dường như
đã cung cấp bằng cớ lịch sử cho chính thời kỳ đó. Pollock nổi loạn, còn Wols thì
thụ động và cam chịu: ông đơn thuần chỉ ghi lại những gì xẩy tới cho mình –
không phải những sự kiện đơn sơ trong đời sống - mà là những hình ảnh phún
trào từ tâm hồn bị thương tổn của ông…”
Wols art work
Wols art work
Wols art work
---------------------------
Henri Michaux ( Người Bỉ , 1899 – 1984 ) cũng là một danh họa tự học,
và được biết tới bởi thi ca của mình, đã - theo nghĩa đen – vạch ra con đừơng
hướng về tính tự động nhờ vào việc tạo ra những nét nguệch ngoạc và những ký
hiệu – là những gì mà nhà văn Mêxico đoạt giải Nobel Octavio Paz từng nhận xét
là sự tự do của “ những sức nặng ý niệm và gần với địa hạt của ngôn ngữ ý động
học hơn là với ngôn ngữ thông thừơng”. Michaux tin vào sự tự do vô chính phủ
triệt để và sử dụng ảo giác để khêu động các thấu thị mới cũng như các trạng thái
nhận thức hưng phấn cao độ. Những
“ký hiệu “ của ông vỗ nhẹ nhàng vào màng vô thức, làm rung lên cơn ứng
ngẫu tâm linh cực đoan nhất.
Henri Michaux art work
Henri Michaux art work
Henri Michaux art work
--------------------------------
Tại Italia, rất nhiều cuộc lập nhóm của các nghệ sỹ trừu tượng đã diễn ra
sau sự sụp đổ của đảng Phát xít. Lúc đầu, một kiểu dạng trừu tượng trữ tình
(lyrical abstraction) đã thu hút đựơc rất nhiều nghệ sỹ giỏi, song ngay lập tức, các
cá nhân dẫn đạo đã xuất hiện. Tại Milan, Lucio Fontana ( 1899 – 1968 ) chính là
trung tâm của những thí nghiệm mới mẻ. Sinh tại Argentina, Fontana được đào tạo
tại Milan, nơi ông thực hiện ...