Danh mục

CÁC ƯU TIÊN VỀ CHÍNH SÁCH THUỐC Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: KẾT QUẢ MỘT CUỘC ĐIỀU TRA DELPHI

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 373.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

mô tả việc sử dụng phương pháp Delphi như một cách tiếp cận hệ thống và logic để thiết lập sự nhất trí trong các chuyên gia quốc tế về các ưu tiên quan trọng trong chính sách quốc gia về thuốc ở các nước đang phát triển. Điều tra Delphi tỏ ra có độ tin cậy cao do tỷ lệ trả lời cao, chất lượng người trả lời và tiêu chuẩn nhất trí cao
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC ƯU TIÊN VỀ CHÍNH SÁCH THUỐC Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: KẾT QUẢ MỘT CUỘC ĐIỀU TRA DELPHITRÌNH BÀY 1 CÁC ƯU TIÊN VỀ CHÍNH SÁCH THUỐC Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: KẾT QUẢ MỘT CUỘC ĐIỀU TRA DELPHI J.D.Rainhorn, P.Brudon – Jakobowucz 2 M.R. Reich 3 Bài báo này mô tả việc sử dụng phương pháp Delphi như một cách tiếp cậnhệ thống và logic để thiết lập sự nhất trí trong các chuyên gia quốc tế về các ưu tiênquan trọng trong chính sách quốc gia về thuốc ở các nước đang phát triển. Điều traDelphi tỏ ra có độ tin cậy cao do tỷ lệ trả lời cao, chất lượng người trả lời và tiêuchuẩn nhất trí cao. Ngoài việc tạo được sự nhất trí về những vấn đề và yếu tố thenchốt cho các can thiệp ưu tiên. Nghiên cứu này đã xác định ra 6 yếu tố có thể tạothành một hệ thống cơ bản để thiết kế chính sách thuốc ở các nước đang phát triển.Những kết luận của cuộc nghiên cứu có hàm ý quan trọng đối với những người raquyết định ở các cơ quan phát triển quốc tế và Chính phủ. GIỚI THIỆUVào những năm 1970, việc thiếu thốn các loại thuốc cơ bản với giá cả mà ngườinghèo có thể mua được trở thành mối quan tâm lớn đối với các quan chức y tế ởcác quốc gia mới độc lập trong hệ thống các nước đang phát triển. Để đáp ứng vấnđề này, năm 1975 Đại hội đồng y tế thế giới đã thông qua một nghị quyết (WHA28.66) nhấn mạnh: “Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) phải phát triển những biệnpháp nhờ đó TCYTTG có thể hỗ trợ trực tiếp nhiều hơn cho các quốc gia thànhviên trong việc hướng dẫn lựa chọn và cung ứng các loại thuốc thiết yếu với giá cảhợp lý nhằm đáp ứng có chất lượng các nhu cầu quốc gia của họ”. Năm 1977TCYTTG đã cho xuất bản danh mục mẫu đầu tiên các thuốc thiết yếu (1) Dựa trênmột Nghị quyết khác của Đại hội đồng Y tế thế giới vào năm 1979 (WHA 32.41),năm 1981 TCYTTG đã xây dựng chương trình hành động về các thuốc và vacxinthiết yếu để phát triển một chiến lược bao gồm tất cả các khía cạnh của chính sáchthuốc quốc gia.Vào những năm 1980, rất nhiều quốc gia đã chấp nhận các danh mục thuốc thiếtyếu với sự giúp đỡ từ các cơ quan phát triển, các tổ chức Phi chính phủ (NGOs) vàđã triển khai các chương trình hoạt động. Một số quốc gia trong đó có Bangladesh(2), Philipines (3), Nigeria (4) đã phát triển các chính sách quốc gia và đã tiến hànhnhững thay đổi quan trọng trong ngành. 1TRÌNH BÀY 1Tuy nhiên, mặc dù có những cố gắng này, nhiều vấn đề nghiêm trọng vẫn tồn tại ởcác nước đang phát triển một phần là do các chính sách thuốc chỉ nhằm vào mụcđích trước mắt, không có hiệu quả và mâu thuẫn nhau. Theo TCYTTG, năm 1988có hơn 1,3 tỷ người tiếp cận ít hoặc tiếp cận không thường xuyên với các thuốcthiết yếu nhất (5).Ở mức độ quốc tế, ngành công nghiệp Dược và nhiều Chính phủ các nước pháttriển tuyên bố phản khánh mạnh mẽ đối với những cố gắng của TCYTTG nhằmđẩy mạnh các chính sách thuốc thiết yếu. Ở mức độ quốc gia, các xung đột đã nổilên do việt thiết kế chính sách thuốc và do những vấn đề như vai trò của khối tưnhân và sự ưu tiên cho sản xuất địa phương. Các mâu thuẫn cũng xuất hiện ở cáccơ quan phát triển quốc tế về việc đặt ưu tiên can thiệp hàng đầu vào đâu trongngành dược và những chiến lược nào là chi phí – hiệu quả (6).Nhiều cố gắng để giải quyết các cuộc tranh cãi này chỉ đạt được kết quả hạn chế.Hội nghị các chuyên gia về sử dụng thuốc hợp lý họp Nairobi năm 1985 là một nỗlực hòa hợp của TCYTTG nhằm mở ra sự thỏa thuận về cái gì sẽ phải được làm(7). Từ đó, những ý kiến mâu thuẫn vẫn tồn tại dai dẳng về các ưu tiên hành động,phản ánh những quan điểm và quyền lợi không dung hòa của những tác giả khácnhau (8). Vì vậy, cần thiết phải có một cách tiếp cận mới để giúp xây dựng chínhsách thuốc, nó sẽ đáp ứng được với những thách thức của thập kỷ tới. Bài báo nàysẽ trình bày việc áp dụng kỹ thuật Delphi như là một phương pháp tiếp cận hệthống và logic để tạo ra sự nhất trí trong các chuyên gia quốc tế về những ưu tiêncho các can thiệp vào chính sách thuốc quốc gia. PHƯƠNG PHÁPKỹ thuật Delphi là một phương pháp để giao tiếp theo cấu trúc trong một quá trìnhcho phép một nhóm cá nhân xử lý một vấn đề phức tạp và đạt được sự nhất trí (9).Quá trình này bao gồm việc sử dụng một loạt bộ câu hỏi do một giám sát viên thiếtkế và tiếp theo đó được gửi đi bằng thư vài lần (vòng) tới một nhóm chuyên gia trảlời là những người được dấu tên (10). Sau mỗi lượt, các kết quả được tóm tắtvàđánh giá bởi nhóm giám sát và được sử dụng để xây dựng một bộ câu hỏi cho lầntiếp theo. Sau đó một văn bản đánh giá và bộ câu hỏi mới sẽ được gửi tới các thànhviên đã trả lời của vòng trước. Cuộc điều tra Delphi được coi là hoàn thành khi cósự quy tụ ý kiến hoặc khi tiến đến một giới hạn của số lượng người trả lời (11). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: