Các vị thuốc từ TrâuNăm 2009 - Kỷ Sửu, năm có cầm tượng là con trâu (ngưu). Tiếng Hán, “ngưu” có hai nghĩa vừa chỉ con trâu, vừa chỉ con bò. Có lẽ do người Hán vốn chỉ sống ở phương Bắc giá rét, không có trâu, chỉ chăn nuôi được con bò gọi là hoàng ngưu (trâu vàng) để phân biệt với con trâu đen ở phương Nam họ đặt tên cho là thủy ngưu (trâu nước). Nhân dịp xuân Kỷ Sửu xin giới thiệu với bạn đọc một số vị thuốc và bài thuốc có nguồn gốc từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các vị thuốc từ Trâu Các vị thuốc từ TrâuNăm 2009 - Kỷ Sửu, năm có cầm tượng là con trâu (ngưu). Tiếng Hán,“ngưu” có hai nghĩa vừa chỉ con trâu, vừa chỉ con bò. Có lẽ do người Hán vốnchỉ sống ở phương Bắc giá rét, không có trâu, chỉ chăn nuôi được con bò gọi làhoàng ngưu (trâu vàng) để phân biệt với con trâu đen ở phương Nam họ đặttên cho là thủy ngưu (trâu nước). Nhân dịp xuân Kỷ Sửu xin giới thiệu với bạn đọc một số vị thuốc và bài thuốc có nguồn gốc từ con trâu, con bò được sử dụng trong YHCT. Cao da trâu, da bò: Là cao nấu bằng da trâu hay da bò gọi chung là hoàng minh giao. Loại cao này có thể dùng thay thếcao a giao (cao da lừa). Vị ngọt, tính bình không độc vào 3 kinh phế, can, thận.Công dụng: Nuôi máu, dập tắt nhiệt, nhuận phổi, nhu thuận can, là thuốc chữabỏng lửa, bỏng nước, tổn thương da dẻ, nhuận táo, cầm máu, an thai, chữa hư laosinh ho, phế ung, thổ ra huyết, nôn, đại tiện ra máu, thai sản băng lậu, thường dùngcầm máu là chính. Liều dùng: Thường dùng 10-12g thái mỏng, đun loãng ra rồihòa thêm 6-10g bột muội nồi (nhọ nồi – bách thảo sương) uống chữa cầm huyết,thổ huyết, nục huyết.Các bài thuốc có cao minh giao:Thuốc an thai: Cao minh hoàng 8-10g, ngải cứu 8g. Sắc với 600ml nước (3 bátcon), cô đặc còn 1 bát chia 3-4 lần uống trong ngày.Điều trị ho kinh niên: Cao minh hoàng 75g, nhân sâm 75g. Nghiền nhỏ, mỗi lầndùng 12g với nước đậu sị một chén, hành trắng một tép, sắc uống ngày 3 lần.Trị người già do hư yếu bí đại tiện: Hoàng minh giao 8g, hành trắng 3 nhánh. Sắcnước uống cho thêm hai thìa mật khuấy đều. Lượng dùng 5g-11g.Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng sệt, hay nôn mửa, tiêu hóa không tốtkhông nên dùng.Chữa đi lỵ ra máu: Hoàng minh giao (để riêng không sắc), hoàng liên 3g, gừng khô2g, sinh thục địa 5g. Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, lọc lấy nước lúc đang nóng, tháinhỏ hoàng minh giao cho vào để cao tan trong nước. Chia 2 lần uống trong ngày.Chót sừng trâu (thủy ngưu giác): Vị đắng, chua mặn, tính hàn vào 3 kinh: tâm,can, vị. Thanh huyết nhiệt, giải ôn độc, định kinh. Thường dùng thay sừng tê giáctrong các trường hợp sốt cao hóa cuồng, sốt vàng da, thổ huyết, đổ máu cam, nhứcđầu, ung độc, hậu bối. Liều dùng: Ngày uống 8-15g, có khi nhiều hơn. Có thể màihoặc sắc lấy nước uống hay tán bột uống.Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.Bài thuốc có thủy ngưu giác:Chữa sốt nóng mê man: Thủy ngưu giác mài với nước cho đặc mà uống chữa cácchứng: thổ huyết, đổ máu cam, sốt nóng mê man nói lảm nhảm, vàng da, phátban...Tê giác địa hoàng thang gia vị: (hay thủy ngưu giác địa hoàng thang gia vị) bán chỉliên 16g, dã cúc hoa 30g, đại thanh diệp 10g, đan bì 10g, hoàng liên 10g, kim ngânhoa 30g, sinh địa (tươi) 30g, thạch cao sống (sắc trước) 30g, thủy ngưu giác (màinước) 30g, xích thược 12g, tử hoa địa đinh 30g. Tất cả sắc uống. Tác dụng: Lươnghuyết, thanh nhiệt, giải độc, trị chứng huyết bị nhiễm trùng.Nỏ sừng trâu (ngưu giác tai): Là xương trong sừng trâu. Vị đắng, tính ấm khôngđộc. Công dụng: Chữa đại tiện ra máu, đi lỵ hay bạch đới ở phụ nữ, hành kinh ramáu cục đau bụng. Liều dùng: 12-20g mài với nước hay sắc uống.Các bài thuốc có ngưu giác tai:Ngưu giác tai hoàn: A giao 80g, can khương 120g, đại giả thạch 120g, mã đề xác 1cái, ngưu giác tai 200g, sinh địa 160g, tro tóc 40g.Tán bột làm hoàn ngày uống 8-12g. Chủ trị: Phụ nữ sinh xong máu dơ không rahết, đau bụng.Ngưu giác tán: Khinh phấn, ngưu giác, thủy long cốt, tùng hương. 4 vị lượng bằngnhau, sấy khô, tán bột trộn tuỷ xương trâu làm hoàn. Ngày uống 8-12g. Tác dụng:Trị da dày như da trâu có mủ.Ngưu đởm (mật bò hoặc trâu): Vị đắng đại hàn vào 3 kinh: can, đởm, phế. Côngdụng: Thanh can, sáng mắt, lợi đởm, thông tràng, giải độc tiêu sưng. Trị bệnh mắtdo phong nhiệt, hoàng đản, tiện bí, đái tháo đường, trẻ con kinh phong, nhọt sưng,trĩ lở.Bài thuốc trị hoàng đản do bệnh lý gan mật: Mật bò khô nghiền nhỏ làm viên hoặccho vào nang nhộng. Mỗi ngày 3 viên (mỗi nhộng 1,5-1,7g) uống với nước sôi đểnguội.Ngưu hoàng: Ngưu hoàng là sạn mật, hay sỏi mật của con trâu, bò có bệnh. Vịđắng tính hàn, hơi có độc vào hai kinh: tâm và can. Có tác dụng thanh tâm, giảiđộc, chữa hồi hộp, khai đờm, dùng trong các bệnh nhiệt quá phát cuồng, thần tríhôn mê, trúng phong bất tỉnh, cổ họng sưng đau, mụn nhọt.- Cấm kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.- Liều dùng: 0,3- 0,6g.Các bài thuốc tiêu biểu có ngưu hoàng:An cung ngưu hoàng hoàn: Chu sa 40g, hoàng cầm 40g, hùng hoàng 40g, maiphiến 10g, hạt dành dành 40g, tê giác 40g (có thể thay bằng thủy ngưu giác), trânchâu 40g, uất kim (nghệ vàng) 40g, xạ hương 10g. Tất cả tán bột luyện mật làmviên. Ngày uố ...