Các xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới - Tiêu Thị Mỹ Hồng
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 529.31 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mang đến một diện mạo mới cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật. Trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng đã xuất hiện của một số xu hướng, như: bình thường hóa gắn với những tìm kiếm mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng; xây dựng hình tượng người anh hùng của đời sống mới; chối bỏ, phủ nhận người anh hùng,… Dù có những thành công và hạn chế ở mức độ khác nhau nhưng điều đó ít nhiều đã tạo nên diện mạo mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới - Tiêu Thị Mỹ HồngTạp chí Khoa học xã hộiViệt Nam,số 9(94)- 2015TRIẾT- LUẬT- TÂMLÝ - XÃ HỘI HỌCCác xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùngtrong văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mớiTiêu Thị Mỹ Hồng *Tóm tắt: Tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mangđến một diện mạo mới cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật. Trong việc xây dựnghình tượng người anh hùng đã xuất hiện của một số xu hướng, như: bình thường hóagắn với những tìm kiếm mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng; xây dựnghình tượng người anh hùng của đời sống mới; chối bỏ, phủ nhận người anh hùng,…Dù có những thành công và hạn chế ở mức độ khác nhau nhưng điều đó ít nhiều đã tạonên diện mạo mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng.Từ khóa: Người anh hùng; hình tượng; văn học; nghệ thuật; thời kỳ đổi mới.1. Xu hướng bình thường hóa gắn vớinhững tìm kiếm mới trong xây dựnghình tượng người anh hùngĐây là xu hướng chủ đạo, nổi trội và gặthái được nhiều thành công tạo nên bước độtphá của văn học, nghệ thuật thời gian qua.Đặc điểm nổi bật của xu hướng này là làmmới trong xây dựng hình tượng người anhhùng đã từng trải qua cuộc kháng chiến bảovệ nền độc lập, tự do của dân tộc trong thếkỷ XX và những người anh hùng của quákhứ đã đi qua rất lâu.1.1. Xu hướng bình thường hóa trongxây dựng hình tượng người anh hùng lànhững con người từng trải qua hai cuộckháng chiến vĩ đại của dân tộcThứ nhất, cái bi và cái hùng trong hìnhtượng người anh hùng của văn học, nghệthuật thời kỳ đổi mới.Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, cái bigần như không được thể hiện trong văn học,nghệ thuật. Vì thế, người anh hùng luôntrong trạng thái thuần nhất gần như tuyệtđối cả ở tư tưởng cũng như hành động. Đólà những viên kim cương không tì vết được114tạo nên bởi nỗi đau cùng quyết tâm của dântộc. Tuy nhiên, khi hòa bình lập lại, để nhậndiện được bản chất khốc liệt của chiếntranh, đồng thời thấy được giá trị của cuộcsống hôm nay, người nghệ sĩ đã viết và phảiviết về cái bi bên cái hùng, trong cái hùngđể phản ánh cái bi - hùng.Người anh hùng từng rơi vào trạnghuống bi kịch ngay trong chiến tranh.Nguyễn Minh Châu đã từng nhấn mạnh:“Những năm kháng chiến vừa qua thật làanh hùng, thật là đẹp nhưng cũng đầy khókhăn và hi sinh,... Ngòi bút của chúng ta sẽtrở nên phản bội người chiến sĩ nếu chỉ biếtcái lúc họ vác súng ra mặt trận với một tâmhồn phơi phới mà không biết đến lúc buồnbã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúcnằm giữa đồng đội chết và bị thương, trongbùn lầy, trong mưa bom bão đạn”(1). Đóchính là tiếng nói của sự thật toàn vẹn.Chiến tranh đã kết thúc từ lâu nhưng KiênThạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.ĐT: 0983832528. Email: tieu.my.hong@gmail.com.(1)Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.151.(*)Các xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùng...không thể nào quên được cái ngày ngườitiểu đoàn trưởng của mình bất lực trước sứcmạnh của kẻ thù, anh gào to như điên, mặttái dại hét lớn thà chết không hàng và tựbắn vào đầu mình “thà chết không hàng,...Anh em thà chết - tiểu đoàn trưởng gào to,như điên, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súngngắn lên và ngay trước mắt Kiên anh ta tựđọp vào đầu, phọt óc ra khỏi tai”(2); cáingày Quảng tự sát bằng quả lựu đạt giậtđược từ tay Kiên để giải thoát khỏi nỗi đauđớn tận cùng của thể xác. Tâm sự của nữ bácsĩ Thùy Trâm (phim Đừng đốt, đạo diễnĐặng Nhật Minh) trong cuốn nhật ký củamình: có tự hào, có trách nhiệm, có đớn đau,có thảng thốt trước sự ra đi của đồng đội. Côđã từng thốt lên: cái chết đơn giản quá! Conngười kiên cường ấy mang trong mình biếtbao tâm sự và cũng có lúc chị cảm thấy bấtlực. Long (trong Mùi cỏ cháy, biên kịchHoàng Nhuận Cầm, đạo diễn Hữu Mười) khichứng kiến cảnh nhiều bao tử sĩ được khiêngra từ trong thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏlửa 1972, sự hi sinh của hàng loạt đồng độitrên dòng Thạch Hãn (nơi được mệnh danhlà cối xay thịt) đã làm tinh thần anh trở nênhoảng loạn, cũng chính trong thời điểm ấyLong đã trúng pháo và hi sinh trong nỗi đớnđau. Nỗi ám ảnh khôn nguôi khi Nghĩa(trong Những người viết huyền thoại, đạodiễn Bùi Tuấn Dũng) buộc phải dùng chínhkhẩu súng của mình để giúp người đồng độikết thúc cuộc sống khi cô không thể chịunổi nỗi đau thể xác. Tận nơi thẳm sâu tâmhồn những con người ấy là một khối đầymâu thuẫn với sự giằng xé không nguôi, ởđó có sự hiện diện của cả ý thức và vô thức,dũng cảm và hèn nhát, vị tha và ích kỷ, giữaniềm vui và nỗi buồn,... Nhưng cuối cùngtinh thần yêu nước vẫn chiến thắng, họ vẫnsẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do của đấtnước. Với việc xây dựng hình tượng ngườianh hùng như vậy, người nghệ sĩ đã mangđến cho công chúng thưởng thức cái nhìntoàn vẹn về chiến tranh, về cái giá phải trảcho chiến thắng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới - Tiêu Thị Mỹ HồngTạp chí Khoa học xã hộiViệt Nam,số 9(94)- 2015TRIẾT- LUẬT- TÂMLÝ - XÃ HỘI HỌCCác xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùngtrong văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mớiTiêu Thị Mỹ Hồng *Tóm tắt: Tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mangđến một diện mạo mới cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật. Trong việc xây dựnghình tượng người anh hùng đã xuất hiện của một số xu hướng, như: bình thường hóagắn với những tìm kiếm mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng; xây dựnghình tượng người anh hùng của đời sống mới; chối bỏ, phủ nhận người anh hùng,…Dù có những thành công và hạn chế ở mức độ khác nhau nhưng điều đó ít nhiều đã tạonên diện mạo mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng.Từ khóa: Người anh hùng; hình tượng; văn học; nghệ thuật; thời kỳ đổi mới.1. Xu hướng bình thường hóa gắn vớinhững tìm kiếm mới trong xây dựnghình tượng người anh hùngĐây là xu hướng chủ đạo, nổi trội và gặthái được nhiều thành công tạo nên bước độtphá của văn học, nghệ thuật thời gian qua.Đặc điểm nổi bật của xu hướng này là làmmới trong xây dựng hình tượng người anhhùng đã từng trải qua cuộc kháng chiến bảovệ nền độc lập, tự do của dân tộc trong thếkỷ XX và những người anh hùng của quákhứ đã đi qua rất lâu.1.1. Xu hướng bình thường hóa trongxây dựng hình tượng người anh hùng lànhững con người từng trải qua hai cuộckháng chiến vĩ đại của dân tộcThứ nhất, cái bi và cái hùng trong hìnhtượng người anh hùng của văn học, nghệthuật thời kỳ đổi mới.Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, cái bigần như không được thể hiện trong văn học,nghệ thuật. Vì thế, người anh hùng luôntrong trạng thái thuần nhất gần như tuyệtđối cả ở tư tưởng cũng như hành động. Đólà những viên kim cương không tì vết được114tạo nên bởi nỗi đau cùng quyết tâm của dântộc. Tuy nhiên, khi hòa bình lập lại, để nhậndiện được bản chất khốc liệt của chiếntranh, đồng thời thấy được giá trị của cuộcsống hôm nay, người nghệ sĩ đã viết và phảiviết về cái bi bên cái hùng, trong cái hùngđể phản ánh cái bi - hùng.Người anh hùng từng rơi vào trạnghuống bi kịch ngay trong chiến tranh.Nguyễn Minh Châu đã từng nhấn mạnh:“Những năm kháng chiến vừa qua thật làanh hùng, thật là đẹp nhưng cũng đầy khókhăn và hi sinh,... Ngòi bút của chúng ta sẽtrở nên phản bội người chiến sĩ nếu chỉ biếtcái lúc họ vác súng ra mặt trận với một tâmhồn phơi phới mà không biết đến lúc buồnbã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúcnằm giữa đồng đội chết và bị thương, trongbùn lầy, trong mưa bom bão đạn”(1). Đóchính là tiếng nói của sự thật toàn vẹn.Chiến tranh đã kết thúc từ lâu nhưng KiênThạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.ĐT: 0983832528. Email: tieu.my.hong@gmail.com.(1)Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.151.(*)Các xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùng...không thể nào quên được cái ngày ngườitiểu đoàn trưởng của mình bất lực trước sứcmạnh của kẻ thù, anh gào to như điên, mặttái dại hét lớn thà chết không hàng và tựbắn vào đầu mình “thà chết không hàng,...Anh em thà chết - tiểu đoàn trưởng gào to,như điên, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súngngắn lên và ngay trước mắt Kiên anh ta tựđọp vào đầu, phọt óc ra khỏi tai”(2); cáingày Quảng tự sát bằng quả lựu đạt giậtđược từ tay Kiên để giải thoát khỏi nỗi đauđớn tận cùng của thể xác. Tâm sự của nữ bácsĩ Thùy Trâm (phim Đừng đốt, đạo diễnĐặng Nhật Minh) trong cuốn nhật ký củamình: có tự hào, có trách nhiệm, có đớn đau,có thảng thốt trước sự ra đi của đồng đội. Côđã từng thốt lên: cái chết đơn giản quá! Conngười kiên cường ấy mang trong mình biếtbao tâm sự và cũng có lúc chị cảm thấy bấtlực. Long (trong Mùi cỏ cháy, biên kịchHoàng Nhuận Cầm, đạo diễn Hữu Mười) khichứng kiến cảnh nhiều bao tử sĩ được khiêngra từ trong thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏlửa 1972, sự hi sinh của hàng loạt đồng độitrên dòng Thạch Hãn (nơi được mệnh danhlà cối xay thịt) đã làm tinh thần anh trở nênhoảng loạn, cũng chính trong thời điểm ấyLong đã trúng pháo và hi sinh trong nỗi đớnđau. Nỗi ám ảnh khôn nguôi khi Nghĩa(trong Những người viết huyền thoại, đạodiễn Bùi Tuấn Dũng) buộc phải dùng chínhkhẩu súng của mình để giúp người đồng độikết thúc cuộc sống khi cô không thể chịunổi nỗi đau thể xác. Tận nơi thẳm sâu tâmhồn những con người ấy là một khối đầymâu thuẫn với sự giằng xé không nguôi, ởđó có sự hiện diện của cả ý thức và vô thức,dũng cảm và hèn nhát, vị tha và ích kỷ, giữaniềm vui và nỗi buồn,... Nhưng cuối cùngtinh thần yêu nước vẫn chiến thắng, họ vẫnsẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do của đấtnước. Với việc xây dựng hình tượng ngườianh hùng như vậy, người nghệ sĩ đã mangđến cho công chúng thưởng thức cái nhìntoàn vẹn về chiến tranh, về cái giá phải trảcho chiến thắng. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Người anh hùng Hình tượng người anh hùng Văn học Việt Nam Nghệ thuật Việt Nam Xây dựng hình tượng anh hùng Xu hướng bình thường hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 358 11 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 332 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 243 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 211 0 0 -
6 trang 189 0 0
-
91 trang 177 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 164 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 147 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 134 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 127 0 0