Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh đái tháo đường type 2 – nghiên cứu bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 765.47 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc tiến hành thực hiện nghiên cứu CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 đang khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Mỹ Phước với mục tiêu: (1) xác định mức độ CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 theo thời gian mắc bệnh dưới 5 năm, 5
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh đái tháo đường type 2 – nghiên cứu bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Mỹ PhướcTạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 6(49)-2020 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 – NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MỸ PHƯỚC Nguyễn Thị Anh(1), Nguyễn Ngọc Diễm(1), Nguyễn Minh Thư(2) (1) Trường Đại học Quốc Tế Miền Đông; (2) Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 20/09/2020; Ngày gửi phản biện 22/09/2020; Chấp nhận đăng 28/10/2020 Liên hệ email: anh.nguyen@eiu.edu.vn https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.06.099Tóm tắt Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 97 người bệnh tại Khoa Khámbệnh và Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước tháng 3 năm 2018. Kết quả cho thấyngười bệnh đái tháo đường mắc bệnh dưới 5 năm có 25,6% chất lượng cuộc sống cao,74,4% chất lượng cuộc sống trung bình; người mắc bệnh từ 515 năm có chất lượng cuộc sống trung bình. Các yếu tố:tuổi tác (p=0.033), thời gian mắc bệnh (p=0.033) có ảnh hưởng đến chất lượng cuộcsống. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống người bệnh giảm khi thời gianmắc bệnh càng tăng và các yếu tố tuổi tác và thời gian mắc bệnh có tác động lên chấtlượng cuộc sống của người bệnh.Từ khóa: đái tháo đường type 2, người bệnhAbstract FACTORS INFLUENCING THE QUALITY OF LIFE PERCEPTION IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS – STUDY ON PATIENTS EXAMINED AND TREATED AT MY PHUOC HOSPITAL A cross-sectional study was conducted on 97 diabetic patients at My Phuochospital in March 2018. Results showed that the quality of life of diabetic patientssuffering for less than 5 years: 25.6% was high, 74.4% was average; diabetic patientssuffering from 5 to 10 years: 12% was high and 88% was average; diabetic patientssuffering from 10 - 15 years: 5.9% was high and 94.1% was average; diabetic patientssuffering for greater than 15 years: 100% was average. The factors such as age (p =0.033), duration of illness (p = 0.033) have affect the quality of life. Research findingsthat the quality of life of diabetic patient decrease following the suffering time and ageare related to the quality of life. 89 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.06.0991. Đặt vấn đề Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết phổ biến và đang cóxu hướng gia tăng nhanh trên toàn cầu. Năm 2012, thế giới có 366 triệu người mắc bệnhvà dự đoán con số này sẽ tăng lên 552 triệu người vào năm 2030. Trung bình thế giớimỗi năm có 5-8% người mới mắc bệnh (Manjunath K., 2014). Tại Việt Nam, kết quảbáo cáo của Bộ Y tế vào năm 2012, cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ởnước ta chiếm 5,7% dân số, tăng gấp 2 lần so với năm 2000 (Bộ Y tế, 2016). ĐTĐ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) người bệnh. Trongcùng một độ tuổi, những người bị ĐTĐ thường có CLCS thấp hơn những người không bịĐTĐ. Nhiều nghiên cứu cho thấy CLCS người bệnh ĐTĐ giảm rõ rệt do tác động bởi nhiềuyếu tố khác nhau như: tuổi, giới tính, thói quen xấu, thời gian mắc bệnh, biến chứng kèmtheo, phương thức điều trị, bệnh lý mạn tính kèm theo và yếu tố tâm lý. Trong đó, các biếnchứng của bệnh ĐTĐ được xem là yếu tố lớn ảnh hưởng đến CLCS người bệnh (Trần NgọcHoàng, Nguyễn Thị Bích Đào, 2014). Những năm gần đây, vấn đề CLCS đã và đang thuhút giới y khoa. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về CLCS ở Việt Nam. Chúng tôi đãtiến hành thực hiện nghiên cứu CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 đang khám và điều trị tạibệnh viện đa khoa Mỹ Phước với mục tiêu: (1) xác định mức độ CLCS của người bệnhĐTĐ type 2 theo thời gian mắc bệnh dưới 5 năm, 5 40 tuổi ĐTĐ type 2 đang khám vàđiều trị tại Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước - Bình Dương Thời gian nghiên cứu: Tháng 03 năm 2018 Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Khám và khoa Nội - bệnh viện Mỹ Phước. Cỡ mẫu: Theo công thức tính cỡ mẫu (Yamane, & Taro, 1967): N n 1  N *(e)2 Trong đó: n: là quy mô mẫu đầu tiên; N: là số lượng người bệnh khám và điều trịtrong tháng 03 tại bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước là 129; e: là sai số, chọn e = 0,05. Kết quả: n = 97 người bệnh ĐTĐ. Kỹ thuật thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi điều tra gồm 2 phần. Phần 1: Thông tinchung của người bệnh: tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, phương pháp điều trị, nhóm điềutrị, thời gian mắc bệnh, biến chứng và bệnh lý kèm theo. Phần 2: Bộ câu hỏi để đánh giáCLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 được tính điểm theo thang Likert 5 mức độ. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: