Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ (Trường hợp nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long)
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 843.49 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ứng dụng sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ sẽ đảm bảo nâng cao thu nhập, cung ứng hàng nông sản chất lượng cho xã hội, gìn giữ môi trường sinh thái. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ sản xuất lúa dựa trên mô hình Binary Logistic và dữ liệu khảo sát 420 nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu xác định (i) vốn con người; (ii) diện tích đất sản xuất; (iii) vốn xã hội; (iv) hoạt động khuyến nông và (v) khả năng tiếp cận thị trường là các yếu tố chi phối hành vi của nông hộ. Nghiên cứu cũng đưa ra các kịch bản và dự báo hành vi lựa chọn của nông hộ, tạo nền tảng khoa học cho việc hoạch định chính sách thúc đẩy ứng dụng sản xuất bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ (Trường hợp nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA NÔNG HỘ (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG) PGS.TS. Đinh Phi Hổ PGS.TS. Võ Khắc Thường NCS. Lưu Tiến Dũng TÓM TẮT Ứng dụng sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ sẽ đảm bảo nâng cao thu nhập, cung ứng hàng nông sản chất lượng cho xã hội, gìn giữ môi trường sinh thái. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ sản xuất lúa dựa trên mô hình Binary Logistic và dữ liệu khảo sát 420 nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu xác định (i) vốn con người; (ii) diện tích đất sản xuất; (iii) vốn xã hội; (iv) hoạt động khuyến nông và (v) khả năng tiếp cận thị trường là các yếu tố chi phối hành vi của nông hộ. Nghiên cứu cũng đưa ra các kịch bản và dự báo hành vi lựa chọn của nông hộ, tạo nền tảng khoa học cho việc hoạch định chính sách thúc đẩy ứng dụng sản xuất bền vững. Từ khóa: 1 Phải, 5 Giảm; IPM; hồi quy Binary Logistic; nông hộ sản xuất lúa; nông nghiệp bền vững. T ừ năm 2005, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (sau Thái Lan), cho thấy khả năng phát triển bền vững đối với sản xuất lúa của Việt Nam. Đóng góp vào thành tựu này, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò quyết định với 90% sản lượng và 50% giá trị xuất khẩu cả nước (Tổng cục Thống kê, 2017). Trong thời đại công nghiệp 4.0, hòa nhập thị trường thế giới, biến đổi khí hậu toàn cầu, sản xuất lúa ở Việt nam phải thích ứng, nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh Giảng viên cao cấp, ĐH Kinh tế TP.HCM; P. Hiêu trưởng ĐH Phan Thiết. Giảng viên cao cấp, ĐH Phan Thiết; Hiêu trưởng ĐH Phan Thiết. Giảng viên, ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai. 68 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH thực phẩm và không gây tổn thương môi trường. Các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững chính là nông dân sản xuất lúa ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nhưng đảm bảo được gìn giữ môi trường tự nhiên và cả môi trường sống. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách có hệ thống để giải thích các câu hỏi đặt ra: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất lúa? Để nông dân áp dụng các công nghệ mới trong điều kiện hội nhập quốc tế, cần phải giải quyết những thách thức nào? Những vấn đề đặt ra cũng là những thách thức đối với các nhà nghiên cứu và những nhà chính sách ở Việt Nam. Bài viết này, tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Xác định các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững; (2) Dự báo hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp này của nông hộ và (3) Gợi ý chính sách nhằm tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng công nghê mới trong nông nghiệp. 1. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm Theo FAO (1989) các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững (BPSXNNBV) phải đáp ứng hai tiêu chí hiệu quả kinh tế và sinh thái; chứa đựng các thành phần (i) sử dụng hiệu quả nguồn lực và bảo vệ môi trường, (ii) sử dụng công nghệ hiện đại, (iii) mang lại hiệu quả kinh tế cao và (iv) được xã hội chấp nhận hay phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Từ đó, việc ứng dụng các biện pháp sản xuất bền vững sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất cũng như gìn giữ sinh thái và môi trường. Theo D’Souza và cộng sự, (1993); Lee (2005); Kassie và cộng sự (2009); Teklewold và cộng sự (2013); Wollni và Andersson (2014), các biện pháp sản xuất bền vững được sử dụng phổ biến trong thực tiễn chính là sản xuất đáp ứng tiêu chí sinh thái gồm bảo tồn nguồn tài nguyên đất- nước, giảm thiểu hoặc sử dụng hợp lý phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, kháng sinh, sử dụng phân bón hữu cơ, quản lý dịch hại cây trồng. Đồng thời với tiêu chí sinh thái, cần đảm bảo tiêu chí kinh tế bao gồm giá thành thấp, chất lượng sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận cao (Đinh Phi Hổ và Đoàn Ngọc Phả, 2011). Ở Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều chương trình, giải pháp công nghệ đặt trọng tâm vào phát triển bền vững trên cơ sở đảm bảo tăng năng suất, hiệu 69 quả kinh tế và gìn giữ sinh thái, khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên. Các mô hình tiêu biểu như “quản lý dịch hại tổng hợp; “3 phải 3 giảm”; “1 Phải 5 Giảm”. Theo Sandler và Hilary (2010), quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management, IPM) là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: (i) Trồng và chăm cây khoẻ; (ii) Thăm đồng thường xuyên; (iii) Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng; (iii) Phòng trừ dịch hại; (iv) Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại. Theo Heong và cộng sự (1994); Huan NH và cộng sự (1999), kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” (3G3T) là: giảm lượng giống, giảm phân vô cơ, giảm thuốc trừ sâu bệnh; Ba tăng là: tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ (Trường hợp nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA NÔNG HỘ (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG) PGS.TS. Đinh Phi Hổ PGS.TS. Võ Khắc Thường NCS. Lưu Tiến Dũng TÓM TẮT Ứng dụng sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ sẽ đảm bảo nâng cao thu nhập, cung ứng hàng nông sản chất lượng cho xã hội, gìn giữ môi trường sinh thái. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ sản xuất lúa dựa trên mô hình Binary Logistic và dữ liệu khảo sát 420 nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu xác định (i) vốn con người; (ii) diện tích đất sản xuất; (iii) vốn xã hội; (iv) hoạt động khuyến nông và (v) khả năng tiếp cận thị trường là các yếu tố chi phối hành vi của nông hộ. Nghiên cứu cũng đưa ra các kịch bản và dự báo hành vi lựa chọn của nông hộ, tạo nền tảng khoa học cho việc hoạch định chính sách thúc đẩy ứng dụng sản xuất bền vững. Từ khóa: 1 Phải, 5 Giảm; IPM; hồi quy Binary Logistic; nông hộ sản xuất lúa; nông nghiệp bền vững. T ừ năm 2005, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (sau Thái Lan), cho thấy khả năng phát triển bền vững đối với sản xuất lúa của Việt Nam. Đóng góp vào thành tựu này, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò quyết định với 90% sản lượng và 50% giá trị xuất khẩu cả nước (Tổng cục Thống kê, 2017). Trong thời đại công nghiệp 4.0, hòa nhập thị trường thế giới, biến đổi khí hậu toàn cầu, sản xuất lúa ở Việt nam phải thích ứng, nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh Giảng viên cao cấp, ĐH Kinh tế TP.HCM; P. Hiêu trưởng ĐH Phan Thiết. Giảng viên cao cấp, ĐH Phan Thiết; Hiêu trưởng ĐH Phan Thiết. Giảng viên, ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai. 68 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH thực phẩm và không gây tổn thương môi trường. Các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững chính là nông dân sản xuất lúa ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nhưng đảm bảo được gìn giữ môi trường tự nhiên và cả môi trường sống. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách có hệ thống để giải thích các câu hỏi đặt ra: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất lúa? Để nông dân áp dụng các công nghệ mới trong điều kiện hội nhập quốc tế, cần phải giải quyết những thách thức nào? Những vấn đề đặt ra cũng là những thách thức đối với các nhà nghiên cứu và những nhà chính sách ở Việt Nam. Bài viết này, tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Xác định các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững; (2) Dự báo hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp này của nông hộ và (3) Gợi ý chính sách nhằm tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng công nghê mới trong nông nghiệp. 1. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm Theo FAO (1989) các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững (BPSXNNBV) phải đáp ứng hai tiêu chí hiệu quả kinh tế và sinh thái; chứa đựng các thành phần (i) sử dụng hiệu quả nguồn lực và bảo vệ môi trường, (ii) sử dụng công nghệ hiện đại, (iii) mang lại hiệu quả kinh tế cao và (iv) được xã hội chấp nhận hay phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Từ đó, việc ứng dụng các biện pháp sản xuất bền vững sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất cũng như gìn giữ sinh thái và môi trường. Theo D’Souza và cộng sự, (1993); Lee (2005); Kassie và cộng sự (2009); Teklewold và cộng sự (2013); Wollni và Andersson (2014), các biện pháp sản xuất bền vững được sử dụng phổ biến trong thực tiễn chính là sản xuất đáp ứng tiêu chí sinh thái gồm bảo tồn nguồn tài nguyên đất- nước, giảm thiểu hoặc sử dụng hợp lý phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, kháng sinh, sử dụng phân bón hữu cơ, quản lý dịch hại cây trồng. Đồng thời với tiêu chí sinh thái, cần đảm bảo tiêu chí kinh tế bao gồm giá thành thấp, chất lượng sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận cao (Đinh Phi Hổ và Đoàn Ngọc Phả, 2011). Ở Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều chương trình, giải pháp công nghệ đặt trọng tâm vào phát triển bền vững trên cơ sở đảm bảo tăng năng suất, hiệu 69 quả kinh tế và gìn giữ sinh thái, khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên. Các mô hình tiêu biểu như “quản lý dịch hại tổng hợp; “3 phải 3 giảm”; “1 Phải 5 Giảm”. Theo Sandler và Hilary (2010), quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management, IPM) là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: (i) Trồng và chăm cây khoẻ; (ii) Thăm đồng thường xuyên; (iii) Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng; (iii) Phòng trừ dịch hại; (iv) Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại. Theo Heong và cộng sự (1994); Huan NH và cộng sự (1999), kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” (3G3T) là: giảm lượng giống, giảm phân vô cơ, giảm thuốc trừ sâu bệnh; Ba tăng là: tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hành vi lựa chọn ứng dụng nông nghiệp Biện pháp sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp quy mô nông hộ Hồi quy Binary Logistic Nông hộ sản xuất lúaGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 108 0 0
-
10 trang 23 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ sản xuất lúa ở An Giang và Đồng Tháp
0 trang 16 0 0 -
Bài giảng phần 3 Công cụ phân tích trong nghiên cứu - PGS.TS. Đinh Phi Hổ
150 trang 14 0 0 -
0 trang 14 0 0
-
70 trang 14 0 0
-
Hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản
5 trang 14 0 0 -
12 trang 8 0 0
-
Các yếu tố hỗ trợ quyết định của nông dân tham gia mô hình 'cánh đồng mẫu lớn' tại An Giang
13 trang 7 0 0 -
121 trang 5 0 0