Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học Việt Nam
Số trang: 30
Loại file: pdf
Dung lượng: 683.49 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của bài viết này nhằm phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học ở Việt Nam. Dữ liệu cho phân tích gồm 1.158 phản hồi của sinh viên từ các trường đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIẾT KIỆM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VIỆT NAM Lê Văn Hinh1,*, Nguyễn Tường Vân1 Tóm tắt: Mục đích của bài viết này nhằm phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học ở Việt Nam. Dữ liệu cho phân tích gồm 1.158 phản hồi của sinh viên từ các trường đại học. Kết quả hồi quy Binary Logistic cho thấy có 5 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (bao gồm: hành vi tài chính, tự kiểm soát cá nhân, bài học tài chính ở đại học, tình trạng hôn nhân và thói quen nghề nghiệp của cha mẹ). Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, với đối tượng diện rộng sinh viên ở Việt Nam, khẳng định thêm các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài; cũng như bổ sung cho một số nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam với quy mô mẫu nhỏ và phạm vi nghiên cứu khá hẹp. Các phát hiện này sẽ có hàm ý cho các bậc cha mẹ, các nhà quản lý giáo dục cũng như các nhà lập chính sách liên quan hay cho cá nhân mỗi sinh viên. Từ khóa: Hành vi tiết kiệm, tác nhân xã hội hóa tài chính, tự kiểm soát, trình độ dân trí tài chính. 1. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm cá nhân (saving behavior) ở giới trẻ gồm năng lực quản lý tài chính cá nhân (financial capability) - cũng được gọi là dân trí tài chính (financial literacy) (WB, 2013), các tác nhân xã hội hóa tài chính (financial socialization agents), tự kiểm soát (self-control), hành vi tài chính. Tuy nhiên, người ta vẫn cho rằng cần có thêm nhiều khám phá hơn nữa về mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định đến hành vi tiết kiệm để hạn chế tình trạng chi tiêu quá mức, nợ nần hay thậm chí phá sản ở giới trẻ (Kassim, Tamsir, Azim, Mohamed, & Nordin, 2018). 1 Học viện Ngân hàng * Tác giả liên hệ. Email: lehinhsbv@gmail.com 534 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Các quan sát cho thấy, hầu hết sinh viên ở mọi nơi trên thế giới rất dễ bị lâm vào trình trạng mất khả năng chi trả do tích lũy đáng kể nợ vay ngân hàng và qua thẻ tín dụng (Kassim et al., 2018). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên thường chi tiêu rất ngẫu hứng và dẫn đến vấn đề tài chính. Trong khi đó, sinh viên được coi là giai đoạn bắt đầu cho cuộc sống tự lập và do đó cần có các kỹ năng quản lý tài chính cho việc ra các quyết định một cách đúng đắn (Kempson, Collard, & Moore, 2006); Hành vi tiết kiệm của sinh viên cũng được coi là rất quan trọng với đời sống hiện tại và tương lai của họ (Cochran, Aleksa, & Sander, 2008). Ở Việt Nam, khảo sát sơ bộ cho thấy số lượng nghiên cứu về hành vi tiết kiệm của sinh viên là rất khiêm tốn và trong phạm vi đối tượng chỉ là một trường đại học hay trong một thành phố (Hải, Trinh, Trang, Toản, & Yên, 2021; Hậu, Nghiêm, & Anh, 2019; Khánh & Tâm, 2018; Tran, 2016). Trong khi sinh viên cũng đang phải đối mặt với thách thức về tiết kiệm trong điều kiện khó khăn (Anh, 2012).Trên phạm vi rộng hơn, thanh niên, sinh viên Việt Nam được đánh giá là còn hạn chế về năng lực quản lý tài chính cá nhân (Cunningham & Pimhidzai, 2018). Trong bối cảnh trên, nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên hiện đang học tại các trường đại học ở Việt Nam và qua đó có một số hàm ý liên quan. 2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hành vi tiết kiệm của sinh viên, có thể theo các vấn đề đã được Xiao (Xiao, 2016) mô phỏng. Tổng quan các nghiên cứu có thể khái quát như sau: 2.1. Tiết kiệm và hành vi tiết kiệm Các nghiên cứu cho thấy thuật ngữ “tiết kiệm” (saving) có nghĩa rộng và nhiều cách hiểu khác nhau. Theo kinh tế học, tiết kiệm được định nghĩa là thu nhập còn lại sau khi trừ đi tiêu dùng hiện tại trong một khoảng thời gian nhất định (Browning & Lusardi, 1996; Wärneryd, 1999). Theo tâm lý học, tiết kiệm được coi là hành động trì hoãn chi tiêu hiện tại để sử dụng trong tương lai (Wärneryd, 1999). Phần 3. TÀI CHÍNH 535 Một cá nhân tiết kiệm có thể vì lý do an ninh, dự phòng, thậm chí là giá trị cá nhân hoặc đặc điểm cá nhân. Theo Keynes (Keynes, 1936), các mục đích tiết kiệm là tương đối ổn định và mỗi cá nhân thường có tám mục đích tiết kiệm: nhu cầu phòng ngừa, tầm nhìn xa, tính toán, cải tiến, độc lập, doanh nghiệp, tự hào và hám lợi. Tiết kiệm gắn liền với các mục đích của mỗi cá nhân như vậy được các nhà kinh tế học gọi là “hành vi tiết kiệm” (saving behavior). Hành vi tiết kiệm được coi là sự kết hợp giữa nhận thức về nhu cầu trong tương lai, quyết định tiết kiệm và hành động tiết kiệm. Tiết kiệm được thể hiện dưới rất nhiều hành động cụ thể (Khoshnevis & Shafiee, 2017; Wärneryd, 1999 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIẾT KIỆM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VIỆT NAM Lê Văn Hinh1,*, Nguyễn Tường Vân1 Tóm tắt: Mục đích của bài viết này nhằm phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học ở Việt Nam. Dữ liệu cho phân tích gồm 1.158 phản hồi của sinh viên từ các trường đại học. Kết quả hồi quy Binary Logistic cho thấy có 5 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (bao gồm: hành vi tài chính, tự kiểm soát cá nhân, bài học tài chính ở đại học, tình trạng hôn nhân và thói quen nghề nghiệp của cha mẹ). Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, với đối tượng diện rộng sinh viên ở Việt Nam, khẳng định thêm các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài; cũng như bổ sung cho một số nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam với quy mô mẫu nhỏ và phạm vi nghiên cứu khá hẹp. Các phát hiện này sẽ có hàm ý cho các bậc cha mẹ, các nhà quản lý giáo dục cũng như các nhà lập chính sách liên quan hay cho cá nhân mỗi sinh viên. Từ khóa: Hành vi tiết kiệm, tác nhân xã hội hóa tài chính, tự kiểm soát, trình độ dân trí tài chính. 1. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm cá nhân (saving behavior) ở giới trẻ gồm năng lực quản lý tài chính cá nhân (financial capability) - cũng được gọi là dân trí tài chính (financial literacy) (WB, 2013), các tác nhân xã hội hóa tài chính (financial socialization agents), tự kiểm soát (self-control), hành vi tài chính. Tuy nhiên, người ta vẫn cho rằng cần có thêm nhiều khám phá hơn nữa về mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định đến hành vi tiết kiệm để hạn chế tình trạng chi tiêu quá mức, nợ nần hay thậm chí phá sản ở giới trẻ (Kassim, Tamsir, Azim, Mohamed, & Nordin, 2018). 1 Học viện Ngân hàng * Tác giả liên hệ. Email: lehinhsbv@gmail.com 534 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Các quan sát cho thấy, hầu hết sinh viên ở mọi nơi trên thế giới rất dễ bị lâm vào trình trạng mất khả năng chi trả do tích lũy đáng kể nợ vay ngân hàng và qua thẻ tín dụng (Kassim et al., 2018). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên thường chi tiêu rất ngẫu hứng và dẫn đến vấn đề tài chính. Trong khi đó, sinh viên được coi là giai đoạn bắt đầu cho cuộc sống tự lập và do đó cần có các kỹ năng quản lý tài chính cho việc ra các quyết định một cách đúng đắn (Kempson, Collard, & Moore, 2006); Hành vi tiết kiệm của sinh viên cũng được coi là rất quan trọng với đời sống hiện tại và tương lai của họ (Cochran, Aleksa, & Sander, 2008). Ở Việt Nam, khảo sát sơ bộ cho thấy số lượng nghiên cứu về hành vi tiết kiệm của sinh viên là rất khiêm tốn và trong phạm vi đối tượng chỉ là một trường đại học hay trong một thành phố (Hải, Trinh, Trang, Toản, & Yên, 2021; Hậu, Nghiêm, & Anh, 2019; Khánh & Tâm, 2018; Tran, 2016). Trong khi sinh viên cũng đang phải đối mặt với thách thức về tiết kiệm trong điều kiện khó khăn (Anh, 2012).Trên phạm vi rộng hơn, thanh niên, sinh viên Việt Nam được đánh giá là còn hạn chế về năng lực quản lý tài chính cá nhân (Cunningham & Pimhidzai, 2018). Trong bối cảnh trên, nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên hiện đang học tại các trường đại học ở Việt Nam và qua đó có một số hàm ý liên quan. 2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hành vi tiết kiệm của sinh viên, có thể theo các vấn đề đã được Xiao (Xiao, 2016) mô phỏng. Tổng quan các nghiên cứu có thể khái quát như sau: 2.1. Tiết kiệm và hành vi tiết kiệm Các nghiên cứu cho thấy thuật ngữ “tiết kiệm” (saving) có nghĩa rộng và nhiều cách hiểu khác nhau. Theo kinh tế học, tiết kiệm được định nghĩa là thu nhập còn lại sau khi trừ đi tiêu dùng hiện tại trong một khoảng thời gian nhất định (Browning & Lusardi, 1996; Wärneryd, 1999). Theo tâm lý học, tiết kiệm được coi là hành động trì hoãn chi tiêu hiện tại để sử dụng trong tương lai (Wärneryd, 1999). Phần 3. TÀI CHÍNH 535 Một cá nhân tiết kiệm có thể vì lý do an ninh, dự phòng, thậm chí là giá trị cá nhân hoặc đặc điểm cá nhân. Theo Keynes (Keynes, 1936), các mục đích tiết kiệm là tương đối ổn định và mỗi cá nhân thường có tám mục đích tiết kiệm: nhu cầu phòng ngừa, tầm nhìn xa, tính toán, cải tiến, độc lập, doanh nghiệp, tự hào và hám lợi. Tiết kiệm gắn liền với các mục đích của mỗi cá nhân như vậy được các nhà kinh tế học gọi là “hành vi tiết kiệm” (saving behavior). Hành vi tiết kiệm được coi là sự kết hợp giữa nhận thức về nhu cầu trong tương lai, quyết định tiết kiệm và hành động tiết kiệm. Tiết kiệm được thể hiện dưới rất nhiều hành động cụ thể (Khoshnevis & Shafiee, 2017; Wärneryd, 1999 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hành vi tiết kiệm Xã hội hóa tài chính Tự kiểm soát Trình độ dân trí tài chính Quản lý giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
174 trang 292 0 0
-
26 trang 220 0 0
-
6 trang 219 0 0
-
122 trang 212 0 0
-
119 trang 209 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
98 trang 197 0 0
-
162 trang 190 0 0
-
132 trang 167 0 0
-
6 trang 164 0 0