Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 472.04 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp" được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp với mẫu khảo sát là nhân viên làm ở phòng kế toán thuộc các tổ chức khác nhau, đã tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán của các Trường ĐH khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VÀO CÔNG VIỆC THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN SAU TỐT NGHIỆP FACTORS AFFECTING THE LEVEL OF SPECIALIST KNOWLEDGE MANIPULATION INTO FUTURE WORK OF ACCOUNTING STUDENTS AFTER GRADUATION ThS. Nguyễn Quỳnh Trang, CN. Nguyễn Phương Thảo Trường Đại học Thương mạiNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp với mẫu khảo sát là nhân viên làm ở phòng kế toán thuộc các tổ chức khác nhau, đã tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán của các Trường ĐH khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2020. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các Trường ĐH, các cơ sở đào tạo kế toán trong việc cải thiện môi trường đào tạo, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh cũng như nắm bắt cơ hội việc làm trong bối cảnh nền kinh tế mở. Từ khóa: vận dụng kiến thức chuyên môn, cử nhân kế toán ABSTRACT The study was carried out to determine the factors affecting the level of specialist knowledge manipulation into future work of accounting students after graduation with a survey sample of employees working in accounting departments of different organizations, who graduated from accounting speciality in economic Universities in Hanoi during the period from 2018 to 2020. From the research results, we have come up with several recommendations for universities and accounting training institutions in improving the training environment, renovating curricula and teaching methods in order to improve the quality of training in the direction of career application, ensuring that Vietnams accounting human resources are qualified to compete as well as seize job opportunities in the context of an open economy. Keywords: specialist knowledge manipulation, accounting students after graduation1. Đặt vấn đề Kế toán là một nghề cơ bản trong các tổ chức kinh tế và các cơ quan hành chính sự nghiệp.Với mức lương ổn định và hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp, ngành kế toán luôn đượcđông đảo người học lựa chọn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cùng với nhữngtác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), cơ hội việc làm cho cử nhân kế toánrộng mở hơn nhưng áp lực cạnh tranh nghề nghiệp cũng không hề nhỏ trong khi trình độ chuyên 843 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021môn và kỹ năng làm việc của các bạn trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, đặcbiệt là các tập đoàn đa quốc gia. Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổngcục Thống kê (2020), nguồn nhân lực kế toán Việt Nam đang “thừa số lượng nhưng thiếu chấtlượng”. Tuy nguồn cung dồi dào nhưng hơn 80% sinh viên mới tốt nghiệp chưa tiếp cận ngayđược với công việc của một nhân viên kế toán thực sự và cần được đào tạo lại do thiếu và yếu cảvề kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong những năm gần đây, công tác đào tạo chuyên ngành kế toán ở nhiều nước đã đượcđổi mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của tình hình thế giới. Tại Việt Nam, cả nước có khoảnghơn 500 trường ĐH, bao gồm 2 ĐH Quốc gia, các khoa, trường thành viên trực thuộc ĐH Quốcgia, các ĐH vùng, học viện và các trường cao đẳng. Trong số đó, có tới 200 cơ sở giáo dục có đàotạo chuyên ngành kế toán với đầy đủ các hệ và cấp bậc đào tạo, từ trung cấp, cao đẳng, liên thôngđại học, đại học chính quy, cao học và đào tạo tiến sĩ với đủ các hình thức đào tạo: chính quy, tạichức, đào tạo từ xa... Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo chuyênsâu về nội dung lý thuyết các chuẩn mực, các nguyên tắc cơ bản về kế toán, chưa có nhiều chươngtrình về thực hành cũng như chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các DN và cáccông ty kiểm toán. Do đó, sinh viên ngành kế toán khi mới tốt nghiệp gặp không ít khó khăn đểthích ứng với môi trường làm việc thực tế. Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiếnthức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp” sẽ là một tàiliệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo kế toán trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượngđào tạo nghề nghiệp kế toán theo hướng đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh mới.2. Tổng quan nghiên cứu và các giả thuyết Kiến thức chuyên môn (kiến thức chuyên ngành) là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngànhbất kỳ. Mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tiễn được đo lường bằng khảnăng chủ thể phát hiện được vấn đề, vận dụng được các kiến thức liên quan hoặc tìm tòi, khámphá các kiến thức nhằm thực hiện giải quyết các vấn đề trong công việc thực tế đạt hiệu quả. TheoM. David Merrill (2007), khả năng người học vận dụng được kiến thức vào thực tiễn là một tiêuchí để đánh giá kết quả đào tạo. Để đảm bảo nguyên tắc dạy học hiệu quả, các cơ sở đào tạo cầntạo cơ hội để người học được thực hành cũng như vận dụng các kiến thức đã học. Điều này chịusự tác động bởi 2 nhóm yếu tố là “thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế” và “thời lượngđược tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc”. Tác giả A.V.Barabasicoov (1963) cho rằng việc vận dụng kiến thức tốt hay không tốt phụthuộc vào năng lực tiềm ẩn bên trong của mỗi người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: