Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 563.29 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của năng lực, tính độc lập của kiểm toán viên nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, sự hỗ trợ từ nhà quản trị và mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Dữ liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra gửi đến các cán bộ trong doanh nghiệp cổ phần ở Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi sốCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ Lại Thị Thu Thủy Trường Đại học Thương mại Email: laithuy@tmu.edu.vn Trần Mạnh Dũng Trường Đại học Kinh tế quốc dân Email: manhdung@ktpt.edu.vn Phạm Thị Nga Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên Email: ptnga2020@tueba.edu.vnMã bài: JED-1481Ngày nhận bài: 16/11/2023Ngày nhận bài sửa: 29/12/2023Ngày duyệt đăng: 07/03/2024DOI: 10.33301/JED.VI.1481 Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của năng lực, tính độc lập của kiểm toán viên nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, sự hỗ trợ từ nhà quản trị và mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Dữ liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra gửi đến các cán bộ trong doanh nghiệp cổ phần ở Hà Nội. Phương pháp phân tích mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng. Kết quả cho thấy, tính độc lập và ứng dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn nhất. Tiếp theo là năng lực của kiểm toán viên và mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập; và cuối cùng là sự hỗ trợ từ nhà quản trị. Dựa trên kết quả phân tích, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong thời kỳ chuyển đổi số tại Việt Nam. Từ khóa: Kiểm toán nội bộ, tính hữu hiệu kiểm toán nội bộ, tính độc lập, năng lực của kiểm toán viên nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin Mã JEL: M41, M42 Determinants influencing the effectiveness of internal audit at firms in the era of digital transformation Abstract This study aims to analyze the impact of internal auditors’ competence, internal auditors’ independence, application of information technology, support from the boards, and the relationship between internal audit and independent audit on the effectiveness of internal audit in companies during the era of digital transformation. Data was collected through surveys sent to staff in joint-stock companies in Hanoi. The method of linear regression analysis was used to determine the level of influence. The results show that independence and the application of information technology have the greatest impact. Next is the competence of auditors and the relationship between internal audit and independent audit, followed by support from the boards. Based on the analysis results, the authors propose recommendations to enhance the effectiveness of internal audit during the era of digital transformation in the Vietnamese context. Keywords: Internal audit, internal audit effectiveness, independence, competence of internal auditors, information technology application JEL Codes: M41, M42Số 321 tháng 3/2024 63 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, vai trò của kiểm toán nội bộ (KTNB) ngày càng trở nên quan trọng. KTNB làmột công cụ quản lý đắc lực, giúp kiểm tra, đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đảmbảo doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các quy chế, quy tắc của tổ chức và các quy định của Pháp luật quốcgia. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số vô cùng mạnh mẽ,việc phân tích, đánh giá cơ sở hạ tầng công nghệ để tìm ra các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro, quản trịdữ liệu... đang là yêu cầu mà các doanh nghiệp, tổ chức đặt ra đối với bộ phận kiểm toán nội bộ. Chính bởisự leo thang liên tục về tầm quan trọng của KTNB vào quá trình quản lý, buộc các doanh nghiệp ngày càngquan tâm nhiều hơn đến việc tổ chức và thực hiện hoạt động KTNB một cách hữu hiệu và hiệu quả. Cácnhà nghiên cứu trước đây như: Mihret & cộng sự (2010), Arena & Azzone (2009), Soh & Martinov-Bennie(2011), Drogalas & cộng sự (2015), Abu-Azza (2012), Shaikh (2005), Hall (2015), Mustapha & Lai (2017)đã thiết lập mối quan hệ giữa tính hữu hiệu KTNB với: (i) Môi trường doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà quảntrị cấp cao, chất lượng của kiểm toán viên nội bộ (KTVNB), và chất lượng của công việc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: