Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.23 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài báo đề cập đến một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển trí sáng tạo trong hoạt động học tập (HĐHT) của sinh viên sư phạm (SVSP) ngành Giáo dục tiểu học (GDTH). Trong số các yếu tố đó, thì động cơ học tập của bản thân sinh viên (SV) và phương pháp giảng dạy của giảng viên (GV) có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển trí sáng tạo trong hoạt động học tập của họ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 88-95 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÍ SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Nguyễn Thị Liên Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập đến một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển trí sáng tạo trong hoạt động học tập (HĐHT) của sinh viên sư phạm (SVSP) ngành Giáo dục tiểu học (GDTH). Trong số các yếu tố đó, thì động cơ học tập của bản thân sinh viên (SV) và phương pháp giảng dạy của giảng viên (GV) có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển trí sáng tạo trong hoạt động học tập của họ. Kết quả này cũng gợi ra vấn đề cần quan tâm và có những biện pháp tác động đến việc tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên, để có thể “khơi gợi” tiềm năng sáng tạo vốn có ở mỗi người, qua đó nâng cao hơn nữa trí sáng tạo (năng lực sáng tạo) của sinh viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, đáp ứng yêu cầu Chuẩn đầu ra và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Từ khóa: Trí sáng tạo, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Sáng tạo có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt đối với sự phát triển các nền văn minh của loài người. Từ xa xưa và cho đến ngày nay, người ta đã công nhận là mỗi con người sinh ra về bản chất đều có tiềm năng sáng tạo, và con người đó có thể sáng tạo trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống, sáng tạo học được và dạy được [3]. Hiện nay, dạy và học sáng tạo để phát huy tiềm năng sáng tạo của người dạy và người học, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc phát triển năng lực sáng tạo của người học vừa là mục tiêu, cũng đồng thời vừa là nhiệm vụ của giáo dục. Với đặc thù của bậc học tiểu học, rèn luyện và phát triển trí sáng tạo cho học sinh tiểu học không chỉ là đòi hỏi của bản thân học sinh để họ có cơ hội học tập tốt hơn, được thừa nhận và tôn trọng, có điều kiện thành công hơn ở các bậc học tiếp theo và sau này là trong cuộc sống; mà còn là đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học ở bậc học nền tảng này. Để đáp ứng được nhiệm vụ đó, ngoài các yếu tố khác, yếu tố giáo viên là hết sức quan trọng nếu không nói là quyết định với bậc học đặc thù này. Liên hệ: Nguyễn Thị Liên, e-mail: liensupham@gmail.com 88 Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên... Vì thế nhà trường Sư phạm, nơi đào tạo sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trở thành những giáo viên tiểu học trong tương lai phải có nhiệm vụ đào tạo, rèn luyện năng lực sư phạm nói chung, năng lực sáng tạo nói riêng cho họ, không chỉ để đáp ứng quá trình nhận thức, chiếm lĩnh những tri thức khoa học nền tảng với yêu cầu ngày một cao của nghề dạy học tiểu học, mà còn là đòi hỏi phải giải quyết chính các vấn đề, nhiệm vụ học tập phức tạp của họ ngay trên ghế nhà trường nơi mà họ đang theo học nghề [2]. Nghiên cứu của các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tối ưu hóa tiềm năng sáng tạo của người học. Trong đó, các nghiên cứu nhấn mạnh, sự phát triển trí sáng tạo của người học bị “tác động” mạnh mẽ bởi xu hướng của nhân cách (hứng thú, say mê, động cơ) với công việc học tập, sự tự tin cùng tính tích cực học tập của chính người học, và phong cách giảng dạy của người giảng viên trong môi trường giáo dục nhà trường Sư phạm [4]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lí luận về các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm ngành Giáo dục tiểu học Nói đến sáng tạo là nói đến những chủ thể hoạt động của nó. Chủ thể sáng tạo tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Cho nên, nói đến sáng tạo, cuối cùng lại phải nói đến hoạt động sáng tạo của cá nhân. Điều đó có nghĩa là nói đến năng lực, khả năng hay trí sáng tạo của mỗi con người. Tất nhiên, những cái đó có phát triển được hay không lại phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan và khách quan. Hoạt động sáng tạo chỉ có kết quả khi chủ thể sáng tạo có được tổng hòa các điều kiện chủ quan và khách quan. HĐHT của SVSP ngành GDTH là hoạt động học nghề để trở thành người GVTH. Do đó, chúng tôi chỉ tập trung đề cập tới một số yếu tố thuộc về bản thân sinh viên và yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến trí sáng tạo trong hoạt động học nghề của họ. 2.1.1. Yếu tố thuộc về bản thân sinh viên Tự tin vào năng lực của bản thân là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với việc cá nhân có phát triển được trí sáng tạo của bản thân hay không. Bởi nó là thành tố tạo nên sự trải nghiệm giá trị bản thân. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một sự vật, hiện tượng nào đó. Hứng thú mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Hứng th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: