Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại Tp. HCM

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 550.45 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. Kế thừa từ các mô hình nghiên cứu trước đó, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa bao gồm: Chuẩn chủ quan, quảng cáo, thuộc tính sản phẩm, chủ nghĩa vị chủng, động cơ người tiêu dùng, giá cả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại Tp. HCM Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSCF.316 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM QUẦN ÁO THƯƠNG HIỆU NỘI ĐỊA CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM LẠI KIM DUYÊN1, NGUYỄN THỊ TRÚC NGÂN1 1 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 17075141.duyen@student.iuh.edu.vn, nguyenthitrucngan@iuh.edu.vn Tóm tắt. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. Kế thừa từ các mô hình nghiên cứu trước đó, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa bao gồm: chuẩn chủ quan, quảng cáo, thuộc tính sản phẩm, chủ nghĩa vị chủng, động cơ người tiêu dùng, giá cả. Sử dụng thang đo Likert, và phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy cả 6 yếu tố nêu trên đều có có tác động đến biến phụ thuộc. Từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có những chính sách nhằm nâng cao ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên. Từ khóa. Ý định mua, Quần áo, Thương hiệu nội địa. FACTORS AFFECTING INTENTION OF BUYING CLOTHES FROM LOCAL BRANDS OF STUDENTS IN HO CHI MINH CITY Abstract. This study focuses on the factors affecting intention of buying clothes from local brands of students from Ho Chi Minh City. Inherit from previous studies, authors proposed a model of six independent variables: consumer ethnocentrism, advertising, price, product features, motivation, subjective norm. Using Likert scale and OLS Regression, the results show that intention to buy local clothing brands of students is affected by 6 variables which are mentioned above. Then, authors suggested some implications to help business enhance intention of buying local clothing brands of students from Ho Chi Minh City. Keywords. Buying Intention, Clothing, Local brand. 1 GIỚI THIỆU Việt Nam là nước nằm trong top 3 về xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017 (năm 2015 tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%) (Th.S Lê Thị Kiều Oanh và Th.S Đỗ Thị Thu Hồng, 2019). Thị trường Việt Nam cũng được cho là rất có tiềm năng, hàng loạt những thương hiệu nước ngoài gia nhập vào Việt Nam điển hình như: Uniqlo, H&M, Zara… Sự xuất hiện của những thương hiệu nước ngoài cho thấy, các hãng thời trang lớn trên thế giới đang rất quan tâm tới Việt Nam - thị trường có mức tăng trưởng bình quân từ 15 - 20%. Kết quả khảo sát của hãng Niesel (2016), số lượng người Việt mê hàng hiệu đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc (74%) và Ấn Độ (59%). Công ty nghiên cứu thị trường Bussiness Monitor International (BMI) năm 2018 đã đưa ra một báo cáo, trong đó nhận định người tiêu dùng ở Việt Nam có xu hướng quan tâm và chi tiêu mạnh tay đối với các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài. Độ lớn thị trường này vào năm 2021 được BMI dự đoán là 5,08 tỷ USD, thời trang vẫn chiếm phần lớn với số tiền chi tiêu vào khoảng 4,7 tỷ USD. (Ngọc Thảo và Thuỳ Dương , 2018). Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đang bắt kịp xu hướng chung của thế giới. (Đặng Thị Kim Thoa, 2017) © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 163 Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Cùng với chiến lược thâm nhập thị trường tại Việt Nam của nhiều hãng thời trang nổi tiếng, các thương hiệu nội địa cũng ồ ạt nổ ra ngày càng nhiều. Những năm gần đây hàng may mặc nội địa tăng trung bình 10-15% một số thương hiệu vẫn đang tiếp tục mở rộng thị trường như Việt Tiến có tới 650 cửa hàng, An Phước vượt mốc 115 cửa hàng, Blue Exchange hơn 200 cửa hàng, May 10 phát triển thêm 20 đại lý, Elisa có 70 cửa hàng, Canifa hơn 100 cửa hàng (Tập đoàn Dệt May Việt Nam, 2018) nhưng những nhãn hiệu này lại còn rất mới mẻ đối với nước ngoài kể cả trong khu vực. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành dệt may, dung lượng thị trường nội địa đối với hàng dệt may của Việt Nam là khá lớn và tiềm năng tăng trưởng khá. Các chuyên gia trong lĩnh vực thời trang cho rằng, điểm nổi bật của thị trường hàng may mặc nội địa hiện nay là sự dịch chuyển mạnh mẽ ở các phân khúc tiêu thụ với việc người tiêu dùng gần như bỏ qua hàng Trung Quốc giá rẻ, mà chọn hàng Việt Nam ở phân khúc trung cấp và bình dân. Phân khúc cao cấp là sự “lên ngôi” của hàng loạt tên tuổi nhà thiết kế Việt Nam có hệ thống showroom riêng, cạnh tranh cân sức với hàng hiệu nhập khẩu” (Thanh Trà, 2016). Nhưng quan trọng là hiện nay, lựa chọn của người tiêu dùng ở phân khúc cao cấp đang nghiêng về hàng Việt, vì phù hợp thị hiếu, gu thẩm mỹ và vóc dáng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của Trung Quốc và Thái Lan đối với thị trường may mặc nội địa là rõ ràng và rất lớn. Dù thị trường chung tiềm năng là thế, việc mở rộng thị phần ở Việt Nam thực chất không hề dễ dàng với cả doanh nghiệp ngoại lẫn nội. Các hãng thời trang ngoại sau khi nhanh chóng giành được thành công ở vài thành phố lớn hầu hết đều chững lại, không vươn ra được các tỉnh thành khác do mức giá còn khá cao và kiểu dáng chưa phù hợp với thị hiếu của phần lớn người Việt. Hành trình mở rộng của các thương hiệu thời trang Việt còn gian nan hơn khi không ít người tiêu dùng vẫn chuộng hàng không rõ xuất xứ, hàng nhái… Đặc biệt, nhiều công ty thời trang ở Việt Nam vẫn đang quản trị theo mô hình gia đình, do đó khả năng cạnh tranh về tốc độ ra mẫu mới không cao (Tạp chí công thương, 2019). Hơn một thập kỷ trước, thị trường thời trang Việt Nam v ...

Tài liệu được xem nhiều: