Danh mục

CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI C

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 693.05 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Mô tả các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và biến đổi cận lâm sàng ở các bệnh nhân người lớn bị nhiễm siêu vi viêm gan C. Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca: Tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng khám viêm gan của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới có Anti-HCV (+), không nhiễm HIV, trong thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng 4/2007. Kết quả: độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 51.7 ± 12 tuổi (19-81). Phần lớn các bệnh nhân đến khám khi có triệu chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI C CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI CTÓM TẮTMục tiêu: Mô tả các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và biến đổi cận lâm sàng ởcác bệnh nhân người lớn bị nhiễm siêu vi viêm gan C.Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca: Tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòngkhám viêm gan của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới có Anti-HCV (+), không nhiễmHIV, trong thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng 4/2007.Kết quả: độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 51.7 ± 12 tuổi (19-81). Phần lớncác bệnh nhân đến khám khi có triệu chứng lâm sàng: 75,4%. Yếu tố nguy cơ tiêmthuốc và truyền dịch chiếm tỉ lệ 93%. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận được nguy cơ ởcác bệnh nhân được điều trị bằng châm cứu, giác hơi và cắt lễ với tỉ lệ lần lượt là27,5%, 21,8% và 16,9% theo thứ tự. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ sống cùng nhàvới người nhiễm siêu vi viêm gan C chiếm tỉ lệ 10,6%. Các triệu chứng cơ năngthường được ghi nhận là những triệu chứng không đặc hiệu: cảm giác mệt mõi, uểoãi và chán ăn (chiếm tỉ lệ 81% và 69%). Triệu chứng xạm da xuất hiện ở 25,4%bệnh nhân, trong khi đó, vàng da vàng mắt, dấu sao mạch và phù chân đều đượcghi nhận ở 9,2% bệnh nhân. 5,8% bệnh nhân nhiễm si êu vi viêm gan C đồngnhiễm siêu vi B. Tỉ lệ bệnh nhân có HCV-RNA ≥ 250 copies/ml máu chiếm86,5%. Trong số 10 bệnh nhân được xác định genotype: 1a và 1b chiếm đa số (2và 5 bệnh nhân, theo thứ tự), còn lại 3 trường hợp là 2a, 5a và 6a.Kết luận: các kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự cần thiết của việc tầm soátnhiễm siêu vi viêm gan C ở những người lớn trên 50 tuồi, từng tiếp xúc với máuvà dịch tiết, từng được truyền dịch, chích thuốc, châm cứu, giác hơi, cắt lễ.ABSTRACTEPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL AND PARACLINICAL CARACTERISTICSOF VIRAL HEPATITIS C PATIENTS TREATED AT HOSPITALFOR TROPICAL DISEASES - HCM CITY IN 2006-2007Vo Minh Quang, Nguyen Duy Phong, Dang Tran Khiem* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 268 - 273Objectives: We aimed to investigate the epidemiological factors, clinicalmanifestations and laboratory findings of Anti-HCV (+) patients treated atHospital for Tropical Diseaes (HTD).Method: Case series: All Anti –HCV(+) patients treated at HTD from April 2006to April 2007.Results: The mean age of patients is 51.7 ± 12 (range 19-81); 75.4% patients haveclinical manifestations. Risk factors for HCV-infection are injection andtransfusion (93%); acupuncture (27.5%); Glass -cupping (21.8%) and skin-cutting(16.9%); 10.6% patients are living with HCV-infected patients. Clinicalmanifestations are malaise and anorexia ( 81% và 69%); dark skin(25.4%);jaundice, Spider angiomas and painful swelling of the legs (9.2%); 5.8% co-infected HCV and HBV patients. 86.5% patients have HCV -DNA ≥ 250copies/ml. Among 10 patients have result for genotyping: 2 cases of 1a; 5 cases of1b and 1 case of 2a, 5a or 6a.Conclusion: Detection for HCV-infection is recommended for the patients older than50 years old, for the patients who has contact with blood and secrections, was treatedby acupuncture, glass-cupping, skin-cutting.ĐẶT VẤN ĐỀViêm gan siêu vi C là một bệnh lý lây truyền qua đường máu. Bệnh thường gặp ởnhững người thường xuyên được truyền máu, tiêm chích chung kim, sử dụng kimtiêm nhiều lần. Theo WHO, hiện nay trên thế giới có khoảng 2-3% dân số (170 -200 triệu) mang anti HCV. Việt Nam thuộc vùng có tỉ lệ siêu vi viêm gan C lưuhành cao: 5-10% dân số(8,11). Tuy nhiên, gần đây các nghiên cứu ghi nhận được sốbệnh nhân viêm gan C ngày càng gia tăng(2,8). Nguyên nhân của sự gia tăng nàyđược ghi nhận là do người nghiện ma túy bằng đường tiêm chích ngày càng nhiều,dân số ngày càng tăng trong lúc thói quen tiêm chích khi bị bệnh của người dânnông thôn vẫn còn. Bên cạnh đó, việc sử dụng kim tiêm một lần chưa được thựchiện toàn diện tại những vùng này. Ngoài ra, việc sử dụng các dụng cụ cắt lễ,châm cứu chưa được đảm bảo vô trùng vẫn còn phổ biến. Về lâm sàng, qua theodõi và điều trị, các bác sĩ lâm sàng nhận xét, nhiều bệnh nhân phát hiện mình bịviêm gan C là do tình cờ chứ không có triệu chứng của viêm gan như thườngthấy(8,11).Nghiên cứu các yếu tố dịch tễ gồm tiền căn truyền máu-các sản phẩm của máu,tiêm chích, quan hệ tình dục, các tiếp xúc thân mật mang tính gia đình; nghiên cứucác đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhằm trả lời câu hỏi: “Đặc điểm về các yếutố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở những bệnh nhân viêm gan C đến khám tạiBệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh (BVBNĐ) là như thế nào?”Mục tiêu nghiên cứu1. Mô tả các yếu tố dịch tễ có liên quan đến nhiễm HCV ở người lớn, khôngnhiễm HIV.2. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân người lớn nhiễm HCV,không nhiễm HIV.ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUThiết kế nghiên cứuMô tả hàng loạt ca.Thời gian và địa đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: