Danh mục

Các yếu tố gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường và tình trạng sống còn sau ba năm theo dõi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát tỉ lệ các yếu tố gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú.Đồng thời theo dõi tỉ lệ hạ đường huyết nặng tái phát và tình trạng sống còn của nhóm bệnh nhân nói trên sau 3 năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường và tình trạng sống còn sau ba năm theo dõiY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011Nghiên cứu Y họcCÁC YẾU TỐ GÂY HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGVÀ TÌNH TRẠNG SỐNG CÒN SAU BA NĂM THEO DÕILý Đại Lương*, Nguyễn Thy Khuê*TÓM TẮTMục tiêu: Khảo sát tỉ lệ các yếu tố gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú.Đồng thời theo dõi tỉ lệ hạ đường huyết nặng tái phát và tình trạng sống còn của nhóm bệnh nhân nói trên sau 3năm.Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Năm 2007, 74 bệnh nhân (Nam/Nữ: 21/53) bị hạ đường huyếtnhập khoa Nội Tiết, bệnh viện Chợ Rẫy được đưa vào nghiên cứu cắt ngang. Đặc điểm và nguyên nhân gây hạđường huyết được chúng tôi khảo sát kỹ lưỡng. Sau đó, có 43 ca tiếp tục được theo dõi đến tháng 8 năm 2010.Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình 69,5(12,9); HbA1c trung bình là 7,3%(1,4); độ thanh lọc creatinintrung bình là 38,6 (17,6) ml/phút. Phần lớn bệnh nhân có nhiều bệnh đi kèm (trung vị: 3). 1/3 trường hợp đãtừng bị hạ đường huyết trước đó. Các yếu tố gây hạ đường huyết thường gặp nhất bao gồm : mới tăng liềuthuốc, ăn kém, bỏ ăn, và lấy sai liều thuốc với tỉ lệ lần lượt là 26,3%; 25%; 17,1% và 14,5%. Xác suất sống cònsau 3 năm theo dõi là 0,47 (khoảng tin cậy 95%: 0,34 – 0,67). Hạ đường huyết nặng tái phát chiếm 40%.Kết luận: Bệnh nhân từng bị hạ đường huyết thì có nguy cơ cao bị hạ đường huyết nặng tái phát, trong khiđó xác suất sống còn thấp.Từ khóa: đái tháo đường, hạ đường huyết, xác suất sống cònABSTRACTFACTORS LEADING TO HYPOGLYCEMIA IN DIABETIC OUTPATIENTS AND SURVIVAL STATUSAFTER THREE YEARSLy Dai Luong, Nguyen Thy Khue* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 235 - 239Objectives: To assess the frequency of factors leading to hypoglycemia in diabetic outpatients, and todetermine recurrent rate of severe hypoglycemia as well as their survival status after three years.Methods: In 2007, 74 outpatients (M/F:21/53) admitted to Department of Endocrinology, Cho RayHospital were enrolled in a cross – sectional study. Characteristics of the patients and precipitating factors ofhypoglycemia were determined. 43 among 74 patients were followed up until August, 2010.Results: The patients’ mean age was 69.5(12.9); mean HbA1c 7.3%(1.4); mean creatinin clearance 38.6(17.6) ml/min. Most of the patients have co-morbidities (median: 3). One third had past history of hypoglycemia.The commonest precipitating factors of hypoglycemia were recent dosing increment (26.3%), reduced food intake(25%), missed meals (17.1%) and wrong dose (14.5%). Survival rate after 3 years was 0.47 (95%CI: 0.34 –0.67). Recurrent severve hypoglycemia was seen in 40% cases.Conclusions: Patients who had history of hypoglycemia have a high risk of recurrent severve hypoglycemia,while survival rate is low.Keywords: diabetes mellitus, hypoglycemia, survival rate.* Bộ môn Nội tiết, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: BS. Lý Đại Lương ĐT: 0989987680Chuyên Đề Nội KhoaEmail: lydailuong@ump.edu.vn235Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011ĐẶT VẤN ĐỀHạ đường huyết (HĐH) là rào cản chính khiđiều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)(6). Để phòngtránh HĐH, cách tốt nhất là xác định các yếu tốgây HĐH(3). Khi đó, chúng ta có thể giáo dụcbệnh nhân, chọn lựa điều trị thích hợp, nhằmloại trừ các yếu tố này và giảm thiểu tối đanhững đợt HĐH, đặc biệt là HĐH nặng, trongkhi vẫn đảm bảo đạt mục tiêu điều trị. Tuynhiên, tần suất của các tác nhân gây HĐH trongcác cộng đồng thay đổi rất khác nhau. Trong khiđó, Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu vềnhững yếu tố gây HĐH. Bên cạnh đó, bệnhnhân đã từng hạ đường huyết cũng dễ bị hạđường huyết tái phát, nhất là khi các yếu tố nàycòn tồn tại.ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượngBệnh nhân ĐTĐ bị HĐH và nhập khoa NộiTiết, bệnh viện Chợ Rẫy.Tiêu chuẩn chọn bệnhBệnh nhân đang điều trị ngoại trú bằngthuốc HĐH uống hoặc chích insulin đơn thuầnhoặc phối hợp cả hai.Có đường huyết (ĐH) lúc nhập viện hoặcghi trong hồ sơ chuyển viện ≤ 70 mg/dl nếu làĐH tương, hoặc ≤ 60 mg/dl nếu là ĐH maomạch, có kèm hoặc không kèm triệu chứngHĐH.Tiêu chuẩn loại trừBệnh nhân chỉ điều trị bằng chế độ ăn kiêngvà tập thể dục.Bị HĐH khi đang nằm viện.Phương pháp nghiên cứuThiết kế nghiên cứuNăm 2007, do mục tiêu đầu tiên là khảo sáttỉ lệ các yếu tố gây hạ đường huyết nên chúngtôi chọn thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Sau đó,chúng tôi tiếp tục theo dõi tỉ lệ hạ đường huyếttái phát và tình trạng sống còn của những bệnhnhân trong nghiên cứu năm 2007.236Phương pháp thu thập số liệuTrong nghiên cứu này, chúng tôi thu thậpdữ liệu bằng cách hỏi bệnh sử và khám lâm sàngtrực tiếp, đo đạc được các chỉ số nhân trắc, cũngnhư yêu cầu bệnh nhân ghi rõ chế độ ăn hàngngày.Các yếu tố gây HĐH được xác định tiêu chítrước khi lấy mẫu, bao gồm: (1) Bỏ bữa ăn (2) Ănkém (3) Nhịn ăn quá mức (4) Tiêu chảy (5) Uốngrượu (6) Lấy sai liều thuốc (7) Mới tăng liềuthuốc.Hạ đường huyết nặng tái phát là hạ đườnghuyết nặng được ghi nhận trong bệnh án ởnhững lần nhập viện sau, hoặc từ bệnh sử thỏahai điều kiện: (i) trị số đường huyết mao mạch ≤60 mg/dl và (ii) cần sự trợ giúp từ người kháchoặc phải nhập viện cấp cứu và tri giác bệnhnhân hồi phục sau khi được sơ cứu.Tình trạng sống còn của bệnh nhân được xácđịnh qua cuộc phỏng vấn với người thân trực hệhoặc người sống chung. Thời điểm mất được ghinhận trong hồ sơ bệnh án nếu bệnh nhân mất tạibệnh viện, hoặc ngày giỗ nếu bệnh nhân mất tạinhà. Đối với bệnh nhân còn sống nhưng mấttheo dõi, thì thời gian theo dõi tính từ lần đầutiên đưa bệnh nhân vào nghiên cứu đến lần gặpbệnh nhân cuối cùng được ghi nhận trong hồ sơbệnh án.Trong giai đoạn nhập dữ liệu, có 1 đồngnghiệp khác kiểm tra độc lập nhằm loại trừ cácsai sót.Phương pháp xử lý thống kêBiểu thị độ tập trung và độ phân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: