Danh mục

Các yếu tố nguy cơ phá thai ở phụ nữ chưa có con tại Bệnh viện Đa khoa Long An

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.66 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định các yếu tố nguy cơ phá thai ở phụ nữ chưa có con tại Bệnh viện đa khoa Long An. Nghiên cứu bệnh được thực hiện từ 1/11/2007 đến 30/6/2008. Nhóm bệnh là 220 phụ nữ chưa có con đến phá thai ở ba tháng đầu thai kỳ và nhóm chứng là 220 thai phụ có thai lần đầu ở ba tháng cuối thai kỳ đến khám thai định kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố nguy cơ phá thai ở phụ nữ chưa có con tại Bệnh viện Đa khoa Long An CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ PHÁ THAI Ở PHỤ NỮ CHƯA CÓ CON TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN Nguyễn Thị Thùy Linh*, Lê Hồng Cẩm** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố nguy cơ phá thai ở phụ nữ chưa có con tại Bệnh viện đa khoa Long An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh - chứng không bắt cặp được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Long An từ 1/11/2007 đến 30/6/2008. Nhóm bệnh là 220 phụ nữ chưa có con đến phá thai ở ba tháng đầu thai kỳ và nhóm chứng là 220 thai phụ có thai lần đầu ở ba tháng cuối thai kỳ đến khám thai định kỳ, Kết quả: Phụ nữ dưới 25 tuổi làm tăng nguy cơ phá thai gấp 4,3 lần (KTC 95% OR = 1,74 – 10,76 ; p = 0,002). Nghề nghiệp là công nhân viên làm giảm nguy cơ phá thai còn 0,2 lần (KTC 95% OR = 0,06 – 0,65 ; p = 0,008). Kinh tế thiếu thốn làm tăng nguy cơ phá thai gấp 16,4 lần (KTC 95% OR = 5,1 – 53,2 ; p < 0,001). Không có chồng làm tăng nguy cơ phá thai gấp 16,5 lần (KTC 95% OR = 4,8 – 56,2 ; p < 0,001). Không có nhu cầu sinh sản làm tăng nguy cơ phá thai gấp 11,8 lần (KTC 95% OR = 5,0 – 27,8 ; p < 0,001). Sử dụng các BPTT có hiệu quả thấp và không đúng làm tăng nguy cơ phá thai gấp 12,8 lần (KTC 95% OR = 5,05 – 32,9 ; p < 0,001). Cho rằng phá thai không ảnh hưởng tương lai sản khoa cũng làm tăng nguy cơ phá thai gấp 3,2 lần (KTC 95% OR = 1,2 – 8,3 ; p = 0,014). Kết luận: Có nhiều yếu tố nguy cơ đến phá thai ở thai phụ chưa có con cần được quan tâm. ABSTRACT THE RISK FACTORS OF INDUCED ABORTION IN PRIMIGRAVID WOMEN (AT THE LONG AN GENERAL HOSPITAL) Nguyen Thi Thuy Linh, Le Hong Cam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 51 - 55 Objective: Determining the risk factors for induced abortion of women have not birth at the Long An General Hospital. Objects and method: An unmatched case – control study was conducted from November 1st, 2007 to June 30th, 2008 at the Long An General Hospital. Cases group included 220 primigravid women to come the hospital for induced abortion at the first trimester of pregnancy and a control group was 220 primigravid women at third – trimester for routine examination. Results: The women younger than 25 years increases the risk of induced abortion to 4.3 times (CI 95% OR = 1.74 – 10.76; p=0.002). The officers decrease the risk of abortion to 0.2 times (CI 95% OR = 0.06 – 0.65; p=0.008). Poor economic increases the risk of induced abortion to 16.4 times (CI 95% OR = 5.1 – 53.2; p

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: