Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 834.57 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự phát triển giáo dục. Bài viết trình bày các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2023-0010 Educational Sciences, 2023, Volume 68, Issue 1, pp. 107-116 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC Đinh Thùy Trâm Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức Tóm tắt. Động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự phát triển giáo dục. Nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Phương pháp thảo luận nhóm, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy tuyến tính bội (MLR) được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Sử dụng thông tin khảo sát từ 342 sinh viên, kết quả kiểm định cho thấy chương trình đào tạo, quan điểm sống của sinh viên, điều kiện học tập tác động tích cực đến động cơ học tập của sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao động cơ học tập của sinh viên. Từ khóa: các yếu tố, tác động, động cơ học tập, sinh viên, Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. 1. Mở đầu Trong công tác tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, kết quả học tập là một trong những yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn ứng viên. Động cơ học tập là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập. Động cơ học tập thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập để đạt được những mục tiêu trong tương lai. Sinh viên có động cơ học tập sẽ thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập, giúp sinh viên có kết quả học tập tốt và có kĩ năng nghề nghiệp, từ đó đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngược lại, sinh viên không có động cơ học tập sẽ làm sinh viên không hứng thú trong học tập, sinh viên nghỉ học quá số tiết quy định, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên, làm giảm khả năng xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Một trong những mục tiêu đào tạo của các trường là hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Do đó, các trường cần nghiên cứu về động cơ học tập để giúp sinh viên nỗ lực hết mình trong học tập, có kết quả học tập tốt nhất, có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Thực trạng sinh viên bị cảnh báo học vụ do có kết quả học tập yếu kém là vấn đề luôn được các trường cao đẳng quan tâm và không ngừng tìm ra các giải pháp để giảm số lượng sinh viên bị cảnh báo học vụ. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sinh viên có kết quả học tập yếu kém như: Sinh viên chưa thật sự hiểu được lợi ích ngành Ngày nhận bài: 21/11/2022. Ngày sửa bài: 22/12/2022. Ngày nhận đăng: 10/1/2023. Tác giả liên hệ: Đinh Thùy Trâm. Địa chỉ email: dinhthuytram@tdc.edu.vn 107 Đinh Thùy Trâm nghề đang theo học, chất lượng giảng viên, chưa xác định được động cơ học tập,… Trong quá trình thảo luận với các sinh viên, tác giả nhận thấy hầu hết sinh viên bị cảnh báo học vụ và có kết quả học tập yếu kém là do chưa có động cơ học tập. Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên như: Đỗ Hữu Tài và cộng sự (2016), Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2010), Nguyễn Thùy Dung và cộng sự (2012) [1] - [3]. Đỗ Hữu Tài và cộng sự (2016) thực hiện khảo sát 189 sinh viên trường đại học Lạc Hồng, kết quả nghiên cứu cho rằng xã hội, gia đình và bạn bè, môi trường học tập, nhận thức của bản thân người học, ý chí của bản thân người học, quan điểm sống của người học, khu vực sống của người học ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên [1]. Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2010) thực hiện khảo sát 1278 sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cho rằng giảng dạy, tổ chức môn học, tương tác lớp học ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên [2]. Nguyễn Thùy Dung và cộng sự (2012) thực hiện khảo sát 423 của một trường đại học tại Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho rằng chất lượng giảng viên, môi trường học tập, điều kiện học tập, các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên [3]. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên được thực hiện nghiên cứu tại các trường đại học ở Việt Nam. Với thực trạng học tập của sinh viên tại các trường cao đẳng hiện nay, thực hiện nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên tại trường cao đẳng là cần thiết. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản lí giáo dục tại các trường cao đẳng xác định được các yếu tố nào tác động đến động cơ học tập của sinh viên, mức độ các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên theo thứ tự từ cao đến thấp như thế nào, từ đó các nhà quản lí giáo dục tại các trường cao đẳng có thể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2023-0010 Educational Sciences, 2023, Volume 68, Issue 1, pp. 107-116 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC Đinh Thùy Trâm Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức Tóm tắt. Động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự phát triển giáo dục. Nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Phương pháp thảo luận nhóm, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy tuyến tính bội (MLR) được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Sử dụng thông tin khảo sát từ 342 sinh viên, kết quả kiểm định cho thấy chương trình đào tạo, quan điểm sống của sinh viên, điều kiện học tập tác động tích cực đến động cơ học tập của sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao động cơ học tập của sinh viên. Từ khóa: các yếu tố, tác động, động cơ học tập, sinh viên, Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. 1. Mở đầu Trong công tác tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, kết quả học tập là một trong những yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn ứng viên. Động cơ học tập là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập. Động cơ học tập thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập để đạt được những mục tiêu trong tương lai. Sinh viên có động cơ học tập sẽ thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập, giúp sinh viên có kết quả học tập tốt và có kĩ năng nghề nghiệp, từ đó đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngược lại, sinh viên không có động cơ học tập sẽ làm sinh viên không hứng thú trong học tập, sinh viên nghỉ học quá số tiết quy định, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên, làm giảm khả năng xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Một trong những mục tiêu đào tạo của các trường là hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Do đó, các trường cần nghiên cứu về động cơ học tập để giúp sinh viên nỗ lực hết mình trong học tập, có kết quả học tập tốt nhất, có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Thực trạng sinh viên bị cảnh báo học vụ do có kết quả học tập yếu kém là vấn đề luôn được các trường cao đẳng quan tâm và không ngừng tìm ra các giải pháp để giảm số lượng sinh viên bị cảnh báo học vụ. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sinh viên có kết quả học tập yếu kém như: Sinh viên chưa thật sự hiểu được lợi ích ngành Ngày nhận bài: 21/11/2022. Ngày sửa bài: 22/12/2022. Ngày nhận đăng: 10/1/2023. Tác giả liên hệ: Đinh Thùy Trâm. Địa chỉ email: dinhthuytram@tdc.edu.vn 107 Đinh Thùy Trâm nghề đang theo học, chất lượng giảng viên, chưa xác định được động cơ học tập,… Trong quá trình thảo luận với các sinh viên, tác giả nhận thấy hầu hết sinh viên bị cảnh báo học vụ và có kết quả học tập yếu kém là do chưa có động cơ học tập. Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên như: Đỗ Hữu Tài và cộng sự (2016), Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2010), Nguyễn Thùy Dung và cộng sự (2012) [1] - [3]. Đỗ Hữu Tài và cộng sự (2016) thực hiện khảo sát 189 sinh viên trường đại học Lạc Hồng, kết quả nghiên cứu cho rằng xã hội, gia đình và bạn bè, môi trường học tập, nhận thức của bản thân người học, ý chí của bản thân người học, quan điểm sống của người học, khu vực sống của người học ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên [1]. Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2010) thực hiện khảo sát 1278 sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cho rằng giảng dạy, tổ chức môn học, tương tác lớp học ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên [2]. Nguyễn Thùy Dung và cộng sự (2012) thực hiện khảo sát 423 của một trường đại học tại Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho rằng chất lượng giảng viên, môi trường học tập, điều kiện học tập, các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên [3]. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên được thực hiện nghiên cứu tại các trường đại học ở Việt Nam. Với thực trạng học tập của sinh viên tại các trường cao đẳng hiện nay, thực hiện nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên tại trường cao đẳng là cần thiết. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản lí giáo dục tại các trường cao đẳng xác định được các yếu tố nào tác động đến động cơ học tập của sinh viên, mức độ các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên theo thứ tự từ cao đến thấp như thế nào, từ đó các nhà quản lí giáo dục tại các trường cao đẳng có thể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học giáo dục Động cơ học tập Phát triển giáo dục Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá Nâng cao động cơ học tậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 438 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 380 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 313 1 0 -
206 trang 299 2 0
-
5 trang 269 0 0
-
56 trang 264 2 0
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 234 1 0 -
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 227 0 0 -
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 190 0 0 -
Mô hình năng lực giao tiếp trong đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
6 trang 166 0 0