Danh mục

Các yếu tố tác động đến nợ xấu: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 801.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dữ liệu vĩ mô được thu thập từ tổng cục thống kê và dữ liệu tài chính được thu tập từ báo cáo tài chính kiểm toán của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 tạo thành bộ dữ liệu gồm 150 quan sát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến nợ xấu: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TS. Lại Cao Mai Phương TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dữ liệu vĩ mô được thu thập từ tổng cục thống kê và dữ liệu tài chính được thu tập từ báo cáo tài chính kiểm toán của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 tạo thành bộ dữ liệu gồm 150 quan sát. Phương pháp GMM sai phân được sử dụng để ước lượng đối với bộ dữ liệu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam. Bên cạnh đó các yếu tố nội bộ của ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu năm liền trước, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng đều là những yếu tố quan trọng tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Kết quả này là cơ sở để tác giả đưa ra những hàm ý chính sách nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, tạo nền tảng tài chính lành mạnh cho các ngân hàng. Từ khóa: Nợ xấu, quy mô, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát. ABSTRACT FACTORS AFFECTING BAD DEBTS: EXPERIMENTAL EVIDENCE FROM VIETNAM BANKS This study aims to determine the factors affecting the bad debt ratio of commercial banks in Vietnam. Macro data is collected from the General Statistics Office and financial data is collected from audited financial statements of banks listed on Vietnam's stock market in the period 2016-2021, form a dataset of 150 observations. The difference GMM method was used to estimate this dataset. The research results show that economic growth and inflation are two macro factors affecting the bad debt ratio of listed commercial banks in Vietnam. Besides, internal factors of the bank such as bad debt ratio in the previous year, credit growth rate, bank size and bank profit are all important factors affecting the bad debt ratio of banks. This result is the basis for the author to make policy implications to reduce the bad debt ratio, creating a healthy financial foundation for banks Keywords: Bad debt, size, credit growth, economic growth, inflation. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gia tăng đã trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng cũng như của toàn xã hội. Chủ đề nghiên cứu về nợ xấu trên thế giới đã được nghiên cứu tại các ngân hàng thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (Espinoza & Prasad, 2010), các ngân hàng tại Italia và Hy Lạp và Tây Ban Nha (Messai & Jouini, 2013), tại Baltics (Kjosevski & Petkovski, 2017). Tại Việt Nam, vấn đề xử lý nợ xấu theo nghị định 42 hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022 vì vậy những hiểu biết về các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu đến trước thời điểm này là rất quan trong đối với cả các ngân hàng và cơ quan quản lý. Các yếu tố nào tác động đến nợ xấu của ngân hàng? Để trả lời những câu hỏi này, bài nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021. Dựa trên kết quả nghiên 445 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cứu tác giả đề xuất một số khuyến nghị đến những nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý ngân hàng nhằm giúp cho các ngân hàng giảm thiểu tình trạng nợ xấu trong thời gian tới, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết đại diện của Jensen & Meckling và lý thuyết triển vọng của Kahneman & Tversky cho rằng có thể xảy ra hai nguyên nhân khiến việc làm tăng nợ xấu dựa trên hành vi của các nhà quản lý (Jensen & Meckling, 1976; Kahneman & Tversky, 1979). Đầu tiên là yếu tố về đạo đức. Các nhà quản trị đưa ra một quyết định vì lợi ích cá nhân và để tối đa hóa lợi ích riêng nên họ chấp nhận nhiều rủi ro hơn, thậm chí vượt mức cho phép, đặc biệt là trong trường hợp ngân hàng đang gặp phải những khó khăn về tình hình tài chính. Thứ hai là hành vi của nhà quản trị bắt nguồn từ các lệch lạc tâm lý. Các nhà quản trị lạc quan quá mức vào các quyết định đầu tư hoặc cho vay, tự tin quá mức vào những đánh giá của bản thân, và tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế. Các lệch lạc tâm lý khiến các nhà quản trị đưa ra quyết định cho vay không cẩn thận và làm gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, lý thuyết thông tin bất cân xứng giải thích bên nào có nhiều thông tin hơn thì có lợi thế hơn do thông tin có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay (Auronen, 2003; Richard, 2011). Ngân hàng Nhà nước định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán cả gốc lẫn lãi từ 90 ngày trở lên và khả năng trả nợ là đáng lo ngại (quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN). Saba, Kouser & Azeem (2012) cho rằng nợ xấu được là một khoản tiền đã vay mà con nợ không thanh toán theo nghĩa vụ của mình trong ít nhất 90 ngày Nghiên cứu các ngân hàng thương mại ở Mỹ, Sinkey & Greewalt (1991) đo lường nợ xấu bằng cách tính bù trừ phí cộng với nợ xấu chia cho tổng các khoản vay. Hạn chế của chính sách tín dụng là do sự gia tăng đáng kể của nợ xấu dẫn tới sự suy giảm uy tín của các ngân hàng. Nợ xấu được coi như một chỉ báo về khoản vỡ nợ trong lĩnh vực tài chính vì sự ổn định tài chính và khả năng vỡ nợ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng (Saba, 2012). Có nhiều định nghĩa về nợ xấu. Bài viết nà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: