Các yếu tố tiên lượng lấy u trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 274.64 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài này được tiến hành để khảo sát các yếu tố tiên lượng khả năng lấy u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên. Nghiên cứu tiến hành trên 10 trường hợp u sọ hầu, được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012 tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tiên lượng lấy u trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG LẤY U TRONG PHẪU THUẬT U SỌ HẦU QUA ĐƯỜNG MỔ DƯỚI TRÁN HAI BÊN Nguyễn Minh Anh*, Nguyễn Phong**, Đỗ Hồng Hải***, Mai Hoàng Vũ*** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát các yếu tố tiên lượng khả năng lấy u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu 10 trường hợp u sọ hầu, được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012 tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 23,5 ± 5,5 tuổi, nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%. Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng đau đầu và mờ mắt chiếm đến 80%. Kích thước u trung bình là 2,8 ± 0,65 cm, thay đổi từ 2 đến 4 cm. 100% u có dạng hỗn hợp, có vôi hóa trong u. Mức độ vôi hóa càng nhiều thì khả năng lấy u càng giảm (p 0,05). Kết luận: Mức độ vôi hóa trong u là yếu tố tiên lượng khả năng lấy u. Do hạn chế về mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ nên không đủ mạnh để tìm thấy mối tương quan giữa kích thước u cũng như tương quan giữa vị trí u so với giao thoa và khả năng lấy u Từ khóa: Đường mổ dưới trán hai bên, u sọ hầu. ABSTRACT FACTORS AFFECT THE EXTENT OF TUMOR REMOVAL OF CRANIOPHARYNGIOMA VIA BILATERL SUBFRONTAL APPROACH Nguyen Minh Anh, Nguyen Phong, Do Hong Hai, Mai Hoang Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 190 - 195 Objectives: to identify some factors affect the extent of tumor removal of craniopharyngioma via bilateral subfrontal approach. Methods: prospective of 10 patients with craniopharyngioma from 1/2011 to 1/2012 at neurosurgery department of Cho Ray hospital. All of them were operated by one surgeon. Results: average age was 23.5 ± 5.5 years, male was 60%, female was 40%. The most common signs and symtoms were headache and impairment of visual acuity. Mean diameter of tumor was 2.8 ± 0.65 cm, ranging from 2 to 4 cm. 100% tumors had solid and cystic component. The extent of calcification affects the extent of tumor removal (p0.05). Conclusion: The extent of calcification is the predict factor of the extent of tumor removal. Because of the small sample, we found no differnt in both size and tumor position and the extent of tumor resection. Key word: craniopharyngioma, bilateral subfrontal approach. *Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Đại học y dược cơ sở 1, **Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy ***Bộ môn ngoại thần kinh trường Đại học y dươc Tp HCM Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Phong 190 Email: drnguyenphong@gmail.com Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 MỞ ĐẦU U sọ hầu là u lành tính, phát triển từ phần sót lại củ túi Rathke hay ống sọ hầu, chiếm khoảng 5% các u nội sọ và 5 -10% các u nội sọ ở trẻ em. U tập trung chủ yếu ở hai đỉnh tuổi, đỉnh thứ nhất từ 5 - 14 tuổi, đỉnh thứ hai từ 50 đến 74 tuổi. U được phân thành dạng đặc, dạng nang hay hỗn hợp đặc và nang, tuy nhiên u dạng nang hay hỗn hợp chiếm đến 90% các trường hợp. U cũng thường có vôi hóa. Bệnh nhân thường hay nhập viện vì triệu chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, buồn nôn hay nôn), giảm thị lực hay rối loạn nội tiết (đái tháo nhạt, vô kinh, chậm dậy thì...)(1) U sọ hầu là thương tổn lành tính, do đó phẫu thuật lấy trọn u là lựa chọn hàng đầu trong điều trị. Mặc dù là thương tổn lành tính nhưng u sọ hầu có thể dính vào các cấu trúc thần kinh mạch máu quan trọng như vùng hạ đồi, cuống tuyến yên, phức hợp giao thoa thị giác, các mạch máu lớn trong đa giác Willis và sàn não thất III nên việc lấy trọn u mà không làm tổn thương các cấu trúc quan trọng nêu trên là điều hết sức khó khăn. Tỉ lệ sống còn sau 10 năm của u sọ hầu lên đến 85% đến 93% càng nhấn mạnh việc điều trị loại bệnh lý này phải bảo đảm an toàn và không làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngày nay, tỉ lệ tử vong và di chứng trong phẫu thuật u sọ hầu đã được cải thiện đáng kể nhờ phương tiện chẩn đoán hình ảnh (CT/ MRI), điều trị nội tiết thay thế sau mổ, tiến bộ của vi phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu. Tuy nhiên lựa chọn điều trị tối ưu cho u sọ hầu vẫn còn đang bàn cãi. Tỉ lệ tái phát u lên đến 10 -30% ngay cả khi lấy hết u về mặt đại thể, tỉ lệ này còn cao hơn ở những bệnh nhân chỉ được lấy bán phần u. Cơ hội lấy trọn u giảm dần, đi đôi với tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế trong những lần phẫu thuật sau. Ứng dụng của xạ trị giúp điều trị u tái phát ở những bệnh nhân được phẫu thuật lấy bán phần u. Tuy nhiên xạ trị có nguy cơ gây suy tuyến yên, tổn thương thị giác, phát triển khối u tân sinh và giảm nhận thức. Vùng hạ đồi là nơi điều hòa Nghiên cứu Y học hoạt động nội tiết và thường bị tổn thương do u xâm lấn dẫ đến giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu tố tiên lượng khả năng lấy u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHI ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tiên lượng lấy u trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG LẤY U TRONG PHẪU THUẬT U SỌ HẦU QUA ĐƯỜNG MỔ DƯỚI TRÁN HAI BÊN Nguyễn Minh Anh*, Nguyễn Phong**, Đỗ Hồng Hải***, Mai Hoàng Vũ*** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát các yếu tố tiên lượng khả năng lấy u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu 10 trường hợp u sọ hầu, được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012 tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 23,5 ± 5,5 tuổi, nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%. Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng đau đầu và mờ mắt chiếm đến 80%. Kích thước u trung bình là 2,8 ± 0,65 cm, thay đổi từ 2 đến 4 cm. 100% u có dạng hỗn hợp, có vôi hóa trong u. Mức độ vôi hóa càng nhiều thì khả năng lấy u càng giảm (p 0,05). Kết luận: Mức độ vôi hóa trong u là yếu tố tiên lượng khả năng lấy u. Do hạn chế về mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ nên không đủ mạnh để tìm thấy mối tương quan giữa kích thước u cũng như tương quan giữa vị trí u so với giao thoa và khả năng lấy u Từ khóa: Đường mổ dưới trán hai bên, u sọ hầu. ABSTRACT FACTORS AFFECT THE EXTENT OF TUMOR REMOVAL OF CRANIOPHARYNGIOMA VIA BILATERL SUBFRONTAL APPROACH Nguyen Minh Anh, Nguyen Phong, Do Hong Hai, Mai Hoang Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 190 - 195 Objectives: to identify some factors affect the extent of tumor removal of craniopharyngioma via bilateral subfrontal approach. Methods: prospective of 10 patients with craniopharyngioma from 1/2011 to 1/2012 at neurosurgery department of Cho Ray hospital. All of them were operated by one surgeon. Results: average age was 23.5 ± 5.5 years, male was 60%, female was 40%. The most common signs and symtoms were headache and impairment of visual acuity. Mean diameter of tumor was 2.8 ± 0.65 cm, ranging from 2 to 4 cm. 100% tumors had solid and cystic component. The extent of calcification affects the extent of tumor removal (p0.05). Conclusion: The extent of calcification is the predict factor of the extent of tumor removal. Because of the small sample, we found no differnt in both size and tumor position and the extent of tumor resection. Key word: craniopharyngioma, bilateral subfrontal approach. *Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Đại học y dược cơ sở 1, **Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy ***Bộ môn ngoại thần kinh trường Đại học y dươc Tp HCM Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Phong 190 Email: drnguyenphong@gmail.com Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 MỞ ĐẦU U sọ hầu là u lành tính, phát triển từ phần sót lại củ túi Rathke hay ống sọ hầu, chiếm khoảng 5% các u nội sọ và 5 -10% các u nội sọ ở trẻ em. U tập trung chủ yếu ở hai đỉnh tuổi, đỉnh thứ nhất từ 5 - 14 tuổi, đỉnh thứ hai từ 50 đến 74 tuổi. U được phân thành dạng đặc, dạng nang hay hỗn hợp đặc và nang, tuy nhiên u dạng nang hay hỗn hợp chiếm đến 90% các trường hợp. U cũng thường có vôi hóa. Bệnh nhân thường hay nhập viện vì triệu chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, buồn nôn hay nôn), giảm thị lực hay rối loạn nội tiết (đái tháo nhạt, vô kinh, chậm dậy thì...)(1) U sọ hầu là thương tổn lành tính, do đó phẫu thuật lấy trọn u là lựa chọn hàng đầu trong điều trị. Mặc dù là thương tổn lành tính nhưng u sọ hầu có thể dính vào các cấu trúc thần kinh mạch máu quan trọng như vùng hạ đồi, cuống tuyến yên, phức hợp giao thoa thị giác, các mạch máu lớn trong đa giác Willis và sàn não thất III nên việc lấy trọn u mà không làm tổn thương các cấu trúc quan trọng nêu trên là điều hết sức khó khăn. Tỉ lệ sống còn sau 10 năm của u sọ hầu lên đến 85% đến 93% càng nhấn mạnh việc điều trị loại bệnh lý này phải bảo đảm an toàn và không làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngày nay, tỉ lệ tử vong và di chứng trong phẫu thuật u sọ hầu đã được cải thiện đáng kể nhờ phương tiện chẩn đoán hình ảnh (CT/ MRI), điều trị nội tiết thay thế sau mổ, tiến bộ của vi phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu. Tuy nhiên lựa chọn điều trị tối ưu cho u sọ hầu vẫn còn đang bàn cãi. Tỉ lệ tái phát u lên đến 10 -30% ngay cả khi lấy hết u về mặt đại thể, tỉ lệ này còn cao hơn ở những bệnh nhân chỉ được lấy bán phần u. Cơ hội lấy trọn u giảm dần, đi đôi với tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế trong những lần phẫu thuật sau. Ứng dụng của xạ trị giúp điều trị u tái phát ở những bệnh nhân được phẫu thuật lấy bán phần u. Tuy nhiên xạ trị có nguy cơ gây suy tuyến yên, tổn thương thị giác, phát triển khối u tân sinh và giảm nhận thức. Vùng hạ đồi là nơi điều hòa Nghiên cứu Y học hoạt động nội tiết và thường bị tổn thương do u xâm lấn dẫ đến giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu tố tiên lượng khả năng lấy u sọ hầu qua đường mổ dưới trán hai bên. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHI ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Nghiên cứu y học U sọ hầu Phẫu thuật u sọ hầu Đường mổ dưới trán hai bênGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 295 0 0 -
5 trang 285 0 0
-
8 trang 240 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 235 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 215 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 200 0 0 -
8 trang 183 0 0
-
13 trang 183 0 0
-
5 trang 182 0 0
-
9 trang 172 0 0