Các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học của môi trường nước nuôi tômNhiệt độ của nước Tôm cũng như tất cả các động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh (cold -blooded, poikilothermic) trái với loại thân nhiệt (warm-blooded, homoiothermic) như con người chúng ta. Tôm, cá thay đổi nhiệt độ theo môi trường bên ngoài, còn chúng vẫn giữ nguyên nhiệt độ 37.5C dù môi trường bên ngoài có thể lạnh như vùng Bắc cực hoặc nóng như miền sa mạc.Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học của môi trường nước nuôi tôm NhiệtCác yếu tố vật lí, hoá học và sinh học của môi trường nước nuôi tômNhiệt độ của nướcTôm cũng như tất cả các động vật sống dưới nước thuộcloại máu lạnh (cold -blooded, poikilothermic) trái với loạithân nhiệt (warm-blooded, homoiothermic) như con ngườichúng ta. Tôm, cá thay đổi nhiệt độ theo môi trường bênngoài, còn chúng vẫn giữ nguyên nhiệt độ 37.5C dù môitrường bên ngoài có thể lạnh như vùng Bắc cực hoặc nóngnhư miền sa mạc.Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phươngdiện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồnghoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng...Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miềnNam Việt Nam có thể nuôi tôm quanh năm trong khi miềnBắc chỉ khai thác được vào mùa nóng. Nhiệt độ của mặttrời làm nóng lớp nước trên mặt nhanh hơn lớp dưới sâu,trong khi đó chúng ta biết tỷ trọng nước giảm đi nếu nhiệtđộ gia tăng, vì vậy lớp nước trên mặt nhẹ hơn và có khuynhhướng không pha trộn với lớp nước ở dưới. Điều này đưatới kết quả là sự hình thành của tầng thermal stratification.Tại vùng nhiệt đới tầng thermal stratification ảnh hưởngnhiều tới năng suất ao hồ vì đã giữ riêng nhiệt độ vàoxygen ở trên mặt trong khi chất dinh dưỡng lại đáy. ở đâyviệc dùng máy sục khí (Paddle wheel/Aerator) để phá vỡtầng thermal stratification để pha trộn lớp nước trên mặt vàdưới đáy là điều cần thiết trong việc sử dụng ao hồ mộtcách hiệu quả. Vì lý do nói trên mà ta cần lấy nhiệt độthường xuyên không những ở trên mặt ao mà còn ở lớpnước đáy ao nữa, 2 lần mỗi ngày, sáng sớm và chiều tối.Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp. Tại các ao hồvùng nhiệt đới khoảng 28-30C.Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ 28C tôm lớn tương đốichậm, trên 30C tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh,nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus) mà Đài Loan lànạn nhân của tình trạng này năm 1987. Các trại nuôi tôm ởĐài Loan năm đó đã đưa nhiệt độ nước lên 33C để tôm lớnmau hơn, tuy mùa đó tôm có lớn nhanh hơn thật nhưngngay sau đó tôm đã bị bệnh rất trầm trọng và chết rất nhiềuđến nỗi sau đó chính phủ Đài Loan đã phải ra luật lệ cấmnuôi tôm với nhiệt độ nóng hơn 30C.Các thí nghiệm ở Hawaii cũng cho thấy tôm P. vannameisẽ chết nếu môi trường nước thấp hơn 15C cao hơn 33Ctrong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa. Tôm sẽ ngạt nêu nhiệt độkhoảng 15-22C và 30-33C. Với tôm P.vannamei, nhiệt độchấp nhận được là 23-30C, trong khoảng nhiệt độ này độlớn của tôm cũng tuỳ giai đoạn tăng trưởng của tôm; Thínghiệm cho biết lúc còn nhỏ (1gr), tôm lớn nhanh hơntrong nước ấm (30C), tới khi tôm lớn hơn (12-18gr), tômlại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước 27C thay vì 30C như lúccòn nhỏ. Khi tôm lớn hơn nữa, mà nhiệt độ lại cao hơn 27Cthì môi trường nước này hoàn toàn bất lợi cho sự tăngtrưởng.Độ mặnCác loài giáp xác có khả năng thích nghi của chính bảnthân theo sự thay đổi độ mặn của môi trường nước.Trongchu kỳ sống của tôm sú, trứng được đẻdọc bờ biển tiếptheo giai đoạn ấu trùng (gồm Zoea, Mysis), tôm bột(Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành cótập tính sống vùng nước có độ mặn thay đổi rộng. Bản thânnó có thể thích ứng với điều kiện môi trường thay đổi từtừ, (Postlarvae) tôm sú có thể sống được cả trong môitrường nước ngọt.Trong tự nhiên, khi tôm gần trưởng thànhvà trưởng thành chúng sẽ di chuyển tới vùng có điều kiệnmôi trường thương đối ổn định hơn. ở nước ta, thấy rõ điềunày: nước biển, độ mặn, từ Vũng Tàu trở ra ổn định hơn,dọc bờ biển có xuất hiện tôm sú trưởng thành quanh năm,từ Gò Công đến Minh Hải, độ mặn thay đổi theo mùa, tômsú trưởng thành và ít phân bố.Trong tự nhiên, tôm bột phân bố nhiều trong vùng môitrường có độ mặn thấp, chứng tỏ yếu tố di truyền của chúngthích ứng được môi trường thay đổi độ mặn rộng.độ mặn là tổng số những nguyên tử kết tinh, hoà tan trongnước và được tính bằng gram trong 1 lít hay là phần ngàn,trong đó các nguyên tử chính yếu là Sodium và Chloride,còn lại là các chất với thành phần ít hơn: magnesium,calcium, potassium, sulfate và bicarbonate. Hiển nhiên làáp suất thẩm thấu tăng lên khi độ mặn tăng, nhu cầu về độmặn thay đổi tuỳ theo từng loại tôm và thời điểm trong chutrình sinh sống của mỗi loại; lúc còn nhỏ tôm dễ bị ảnhhưởng bởi sự thay đổi độ mặn một cách đột ngột hơn là lúctôm đã lớn. Một vài loại có khả năng chịu đựng sự thay đổiđộ mặn khá lớn (wide tolerance) và được gọi là loạieuryhaline, ngược lại là loại stanohaline.Tôm sú có thể chịu được sự biến thiên của độ mặn từ 3-450 /00(phần ngàn), nhưng độ mặn lý tưởng cho tôm sú là 18-200/00 (phần ngàn), tôm Penaeus vannamei có thể chịu đượcđộ mặn biến thiên từ 2-400/00(phần ngàn) nhưng với độ mặn32-330/00 thì tôm lớn rất mau ở Hawaii.Vị đậm đà (taste) của thịt tôm mà khách hàng cảm thấyđược khi thưởng thức trong các bữa ăn, có thể chịu ảnhhưởng độ mặn của nước trong khi nuôi. Khi được nuôitrong môi trường nước có độ mặn cao thì mức amino acidtự do (free amino acid) trong các cơ thịt cũng cao hơn, điềunày làm cho tôm có vị đậm đà. Với ý thức đó, khi có nướcbiển sạch (vùng nước biển xa bờ) người ta dùng nước biểnnày để rửa và chế biến nhưng tránh dùng nước biển tại cácbến (port) để rửa sản phẩm vì độ dơ bẩn của nước biểntrong khu vực này rất cao. Tại địa điểm này, ta chỉ nêndùng nước đã ngọt đã khử trùng (chlorinated water).OXYĐây là yếu tố quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng trongkỹ nghệ nuôi tôm. Lượng dưỡng khí thấp trong ao dễ gâycho tôm chết nhiều hơn cả. So với lượng oxygen trongkhông khí là 200.000ppm, (1ppm = 1 phần triệu) thì sốoxygen hoà tan trong nước rất ít, nhưng ta chỉ cần 5ppmoxygen trong nước là đủ cho tôm hô hấp một cách an toàn.Trong ao hồ, hiện tượng quang tổng hợp của các phiêu sinhvật là yếu tố chính tạo nên oxygen hoà tan trong nước. Vìhiện tượng này chỉ xảy ra trong ban ngày, dưới ánh nắngmặt trời nên về ban đêm và ngay cả về ban ngày nhưng thờitiết u ám kéo dài ...