Danh mục

CÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH NHI, XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 35.36 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

-Theo gia đình: trẻ bị bệnh từ khi nào?-Ngay sau khi sinh (bàn chân khoèo, cứng khớp bẩm sinh, liệt Erb …)-Sau khi sinh: sốt cao và co giật sau bị liệt nửa người: sốt nhẹ sau bị liệt chi.-Khởi bệnh từ từ (bệnh về cơ), cấp tính (xuất huyết não, màng não từ 6-12 tháng trẻ không lẩy, không ngồi). Cần khai thác các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh mà ta nghi ngờ.-Đã điều trị gì, ở đâu, trong bao lâu.-Diễn biến của bệnh: ngày càng nặng lên (bệnh về cơ); không rõ nặng lên hay xấu đi;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH NHI, XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNGCÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH NHI, XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNGPHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG.I.CÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 1. Hồ sơ bệnh án a) Phần hành chính: Điều dưỡng hành chính làm. b) Phần tiền sư bệnh: Bác sĩ làm - Trước khi sinh. - Trong khi sinh. - Sau khi sinh. c) Phần bệnh sử: Bác sĩ làm - Theo gia đình: trẻ bị bệnh từ khi nào? - Ngay sau khi sinh (bàn chân khoèo, cứng khớp bẩm sinh, liệt Erb …) - Sau khi sinh: sốt cao và co giật sau bị liệt nửa người: sốt nhẹ sau bị liệt chi. - Khởi bệnh từ từ (bệnh về cơ), cấp tính (xuất huyết não, màng não từ 6-12 tháng trẻ không lẩy, không ngồi). Cần khai thác các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh mà ta nghi ngờ. - Đã điều trị gì, ở đâu, trong bao lâu. - Diễn biến của bệnh: ngày càng nặng lên (bệnh về cơ); không rõ nặng lên hay xấu đi; ngày càng tốt lên. d) Phần khám: Bác sĩ làm - Khám theo hệ thống. - Khám thần kinh. - Điền các bảng đánh giá của chuyên khoa phục hồi chức năng: bẩng đánh giá trẻ bại não; kí tên các phiếu điều trị; thử trắc nghiệm Denver… - Chú ý: cần điền hết các mục có trong bệnh án phục hồi chức năng. 2. Đánh giá trẻ bại não, chậm phát triển trí tuệ. a) Vận động: kết quả đánh giá 2 –Không làm được; 1- Làm được nhưng cần trợ giúp; 0-Tự làm. • Vận động thô:Kiểm soát đầu cổ → lẫy → ngồi → bò → quỳ → đứng → đi → chạy - Kiểm soát đầu cổ:  Khi nằm sấp: ngẩng đầu cao: 2 → 1 → 0.  Khi ngồi: đầu thẳng: 2 → 1 → 0. - Lẫy:  Lật ngửa sang sấp: 2 → 1 → 0.  Lật sấp sang ngửa: 2 → 1 → 0. - Ngồi: 2 → 1 → 0.  Thăng bằng đầu, thân mình khi ngồi (Kém → Trung bình → Tốt).  Phản xạ chống đỡ ngồi (-) hay (+). - Bò: 2 → 1 → 0. - Quỳ: 2 → 1 → 0.  Tiến trình: quỳ 4 điểm → quỳ 2 điểm → quỳ 1 chân → bám đứng dậy.  Thăng bằng thân mình khi quỳ: Kém → Trung bình → Tốt. - Đứng:  Đứng bám: 2 → 1 → 0.  Tự đứng: 2 → 1 → 0.  Đi: 2 → 1 → 0.  Thăng bằng khi đi: Kém → Trung bình → Tốt. - Chạy nhảy: 2 → 1 → 0. - Thăng bằng khi chạy: Kém → Trung bình → Tốt. • Vận động tinh hai bàn tay: - Test Miller A.S: Đánh giá cho trẻ bại não từ 0 – 6 tuổi, bao gồm 66 động tác về 5 mục: 1. Sử dụng hai tay. 2. Ăn uống. 3. Mặc áo quần. 4. Vệ sinh. 5. Hoạt động trước biết viết. - Cho điểm kết quả đánh giá: A. Trẻ làm được phần đầu của động tác nhưng không có khả năng kết thúc. B. Trẻ làm được động tác với sự trợ giúp. C. Trẻ làm được động tác tuy hơi lâu và hơi vụng về. D. Trẻ làm hoàn chỉnh động tác. - Cách ghi vào hồ sơ: 1. Tuổi cơ sở: là tuổi mà trẻ làm được tất cả các động tác của mục ở mức D và chỉ số theo tuổi. 2. Tuổi làm động tác ở mức bình thường: là tuổi mà trẻ làm được động tác của ở mức D và chỉ số theo tuổi. 3. Tuổi làm động tác ở mức chức năng: là tuổi mà trẻ làm được động tác của mục ở mức C, D và chỉ số theo tuổi.Tuổi Chỉ số3 tháng 16 tháng 19 tháng 112 tháng 1/313 tháng 12 tuổi ½3 tuổi 14 tuổi 1½5 tuổi 36 tuổi 2 4. Tuổi cao nhât làm động tác ở mức bình thường: là tuổi cao nhất mà trẻ làm được động tác ở mức D. b) Tinh thần: • Nhận biết: - Biết hóng chuyện. - Nhận ra khuôn mặt mẹ. - Chơi với tay chân. - Biểu hiện hài lòng. - Nhận lạ quen. - Hiểu câu đơn giản. - Nhận biết đồ vật theo tên gọi. - Bắt chước hành động. - Chào hỏi. - Hiểu câu trên hai mệnh đề. • Ngôn ngữ: - Phản ứng nghe chuông. - Cười thành tiếng. - Khóc thành tiếng. - Phát ra âm thanh “ma ma”. - Bắt chước âm nói. - Nói được một từ. - Nói được 2 – 3 từ. - Chỉ được các bộ phận cơ thể. - Nói câu nhiều từ gọi tên một trong các hình: tam giác, tròn, chữ nhật. - Đếm từ 1 – 10. c) Trương lực cơ: - Độ rắn chắc của cơ: Tăng Giảm Bình thường. - Độ ve vẩy: Tăng Giảm Bình thường. - Độ co doãi: Tăng Giảm Bình thường. d) Phản xạ: - Phản xạ gân xương: Tăng Giảm Bình thường. - Phản xạ da bụng, bìu: Tăng Giảm Bình thường. - Phản xạ nguyên thuỷ: PXDC, PXTKCKĐX, PXMĐTLX, PXNĐHH. e) Cảm giác: - Cảm giác nông: đau, nóng, lạnh. - Cảm giác sâu:  Nhận biết sơ đồ cơ thể.  Phân biệt phải trái.  Nhận biết vị trí ngón tay, chân.  Cảm giác rung.II. XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 1. Mục tiêu: Mục tiêu của từng đợt: - Nên chọn 1 – 3 mục tiêu. - Nên theo sát các tiến trình của các mốc về vận động, nhận biết, ngôn ngữ. - Mục tiêu có thể như nhau trong nhiều đợt điều trị. - Mục tiêu chỉ thay đổi khi trẻ làm được mục tiêu trước. - Cách viết: Ví dụ:  Tăng khả năng vận động thô: lẫy, kiểm soát đầu cổ.  Tăng khả năng vận động tinh 2 tay…  Tăng khả năng ngôn ngữ…  Ưc chế các phản xạ bệnh lý…  Tăng khả năng thăng bằng ngồi, quì, đứng, đi.  Tăng cường cơ lực…  Chỉnh trục xượng… 2. Các phương pháp phục hồi chức năng. a) Điện trị liệu: - Galvanic dẫn thuốc CaCl2. - Galvanic đơn thuần: ngược. - Kích thích: TR, Diadinamic. - Sóng ngắn.- Tử ngoại.b) Vận động trị liệu:- Tạo thuận toàn thân: bao gồm các bài tập hết tầm tại khớp hai chân, hai tay (kèm theo rung, lắc nếu trương lực cơ tăng).- Tạo thuận ½ người: bao gồm các bài tập hết tầm vận động tại nửa ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: