Danh mục

Cách mạng công nghiệp 4.0 và du lịch Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.18 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. IoT, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, VR, AR, điện toán đám mây… các công nghệ nền tảng cho Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động lớn đến ngành du lịch toàn cầu và đổi mới toàn diện cách thức kết nối các chủ thể trong du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng công nghiệp 4.0 và du lịch Việt NamTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 28/2018 47 CÁCH MẠ MẠNG CÔNG NGHIỆ NGHIỆP 4.0 V5 DU LỊ LỊCH VIỆ VIỆT NAM Mai Hiên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắtắt: Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. IoT, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, VR, AR, điện toán đám mây… các công nghệ nền tảng cho Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động lớn đến ngành du lịch toàn cầu và đổi mới toàn diện cách thức kết nối các chủ thể trong du lịch. Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến nhiều cơ hội và không ít thách thức cho ngành Du lịch Việt Nam trên các phương diện: Quản lý điểm đến du lịch, thông tin và marketing du lịch, kinh doanh du lịch (lữ hành, lưu trú, vận chuyển, ăn uống…) và chính sách phát triển du lịch. Thực tế tại Việt Nam chưa có mô hình số cung ứng toàn cầu, số hóa chưa đồng bộ toàn quốc, chất lượng môi trường cạnh tranh chưa phù hợp, hạn chế nhận thức về Cách mạng công nghiệp 4.0 và các tồn tại về nguồn nhân lực. Để thích ứng với xu hướng của thời đại, cải thiện thực trạng của du lịch Việt Nam, chúng ta cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp: Nâng cao nhận thức về Cách mạng công nghiệp 4.0, thiết kế mô hình phát triển chung thống nhất, áp dụng công nghệ số tiên tiến trong thông tin và marketing du lịch, đẩy mạnh số hóa trong công tác quản lý điểm đến, tạo môi trường cạnh tranh kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ khóa: khóa Cách mạng công nghiệp 4.0, du lịch, du lịch Việt Nam Nhận bài ngày 11.11.2018; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 27.12.2018 Liên hệ tác giả: Mai Hiên; Email: mhien@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được biết đến phổ biến sau khiGiáo sư Claus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) giới thiệu cuốn sáchCách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại phiên họp hàng năm của Diễn đàn Kinh tế thế giớinăm 2016. Tại Việt Nam, lần đầu tiên, khái niệm này được đề cập chính thức tại Chỉ thị số16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cậncuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chỉ thị nêu rõ: “Cuộc Cách mạng công nghiệp lầnthứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối sốhóa - vật lý - sinh học với sự đột phát của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làmthay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới.”48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI Nhân loại đã, đang và sẽ chứng kiến sự ứng dụng của các công nghệ của cuộc CMCN4.0 trong mọi mặt của đời sống xã hội từ quản lý nhà nước của chính quyền về tất cả cáclĩnh vực đến quản trị nhà máy; từ quản lý ngôi nhà, bếp ăn của mỗi gia đình đến hoạt độngcủa từng cá nhân. Trong cuộc CMCN 4.0, ngành Du lịch bị tác động mạnh mẽ và toàndiện. Các công nghệ cơ bản là trụ cột của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bao gồmInternet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo và Robot thông minh, Thực tế ảo và Thực tế tăng cường,Dữ liệu lớn và Điện toán đám mây đang tác động lớn đến ngành du lịch toàn cầu và thayđổi cách thức kết nối các chủ thể trong du lịch.2. NỘI DUNG2.1. Các công nghệ cơ bản của CMCN 4.0 và khả năng tác động đến ngànhDu lịch2.1.1. Internet vạn vật Internet vạn vật (Internet of Things, IoT) là khả năng kết nối các thiết bị với Internetvà nền tảng dữ liệu số dựa trên công nghệ điện toán đám mây; các thiết bị này có thể tựliên hệ với nhau, thu thập dữ liệu và thậm chí giao tiếp với môi trường xung quanh. Conngười đang bước vào kỉ nguyên khi tất cả mọi thứ đều có thể kết nối với nhau, trong đómột số hình thức kết nối thông minh đã dần trở thành hiện thực như xe tự lái, ngôi nhàthông minh, chuẩn đoán, khám sức khỏe thông minh… Đối với ngành du lịch, IoT đang tác động mạnh đến cách thức tương tác với sản phẩmcủa khách du lịch và các cách thức vận hành nội tại của từng cơ sở cung cấp hàng hóa, dịchvụ. Tập đoàn khách sạn Virgin Hotels đã đưa ra ứng dụng cho phép khách có thể tươngtác, điều khiển điều hòa hoặc ti vi. Marriot đã thí nghiệm sử dụng nút “like” để khách hàngcó thể phản hồi về các khâu dịch vụ và trang thiết bị cụ thể tại thời điểm thực. Đối với cáctrung tâm lớn như sân bay, công viên chuyên đề, trung tâm hội nghị, IoT cho phép đồng bộhóa tất cả các hoạt động liên quan đến khách hàng, cho phép các nhân viên tập trung hơnđến chất lượng trải nghiệm của khách. Các tập đoàn về giải trí và công viên ch ...

Tài liệu được xem nhiều: