Cách mạng công nghiệp 4.0 và quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 290.88 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày một số trở ngại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (DNNVV) về quản trị nguồn nhân lực trước cách mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất một số giải pháp để các DNNVV có thể nắm bắt cơ hội, phá bỏ những rào cản này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng công nghiệp 4.0 và quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM ThS. Đào Phương Hiền1 Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (công nghiệp 4.0) đang diễn ra và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong tương lai. Cùng với điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng và thực thi được một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở nghiên cứu định tính, bài viết này trình bày một số trở ngại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (DNNVV) về quản trị nguồn nhân lực trước cách mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất một số giải pháp để các DNNVV có thể nắm bắt cơ hội, phá bỏ những rào cản này. Từ khoá: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quản trị nguồn nhân lực, Công nghiệp 4.0 Abstract: The forth Industrial revolution (Industry 4.0) is ongoing and promises to bring many opportunities to enterprises in the future. Accordingly, enterprises are required to form and possess a high-quality human resource that adapt requirements of the current context. On the basis of qualitative research, this article presents some obstacles for Vietnamese small and medium-sized enterprises (SMEs) in human resouce management in the context of the industrial revolution 4.0 and proposes some measures for Vietnamese SMEs to grasp the chance and break these barriers. Keywords: Small and medium-sized enterprises (SMEs); Human resouce management; Industry 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới đã trải qua ba cuộc Cách mạng công nghiệp và đang trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu như Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, thì Cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng động cơ điện và dây chuyền lắp đặt, sản xuất hàng loạt, tiếp đến là kỷ nguyên máy tính và tự động hóa trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, và hiện nay là các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được tạo nên bởi sự giao thoa của các công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, công nghệ di động không dây (wifi), trí tuệ nhân tạo (robot), công nghệ tin học lượng tử, công nghệ nano.... Cuộc CMCN 4.0 tạo ra những thay đổi sâu sắc đối với hoạt động kinh doanh, tạo ra sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tối ưu lợi ích cho các bên liên quan, trong đó có sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới và sự định hình lại hệ thống sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và giao nhận. CMCN 4.0 là xu thế tất yếu không thể ngăn cản của thời đại, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả các nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Email: phuonghien1810@yahoo.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động - Xã hội. 1 PHẦN 1. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP 89 Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang trở thành hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp này chiếm tới 97% toàn bộ số lượng doanh nghiệp, đóng góp tới 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và tạo công ăn việc làm tới gần 5 triệu lao động. Tuy nhiên, các DNNVV còn khá e dè trong việc tiếp cận và áp dụng CMCN 4.0 do nhiều nguyên nhân, như thiếu vốn, thiếu khả năng tiếp cận các công nghệ hiện đại, thiếu nhận thức và hiểu biết về các chiến lược liên quan. Mối quan tâm của doanh nghiệp cũng như các tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đã đặt ra một nhu cầu bức thiết đòi hỏi các giải pháp, sáng kiến chính sách để hỗ trợ DNVVN - động lực mạnh mẽ của nền kinh tế, sẵn sàng, chủ động thích nghi và hội nhập trong CMCN 4.0. Cơ hội và thách thức luôn song hành với nhau, các DNNVV buộc phải thay đổi, nhân định chính xác tình hình, có được chiến lược kinh doanh đúng đắn để đón lấy cơ hội này. Những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những đổi thay hằng ngày về mặt công nghệ trong cuộc CMCN 4.0, buộc các DNNVV phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Để làm được điều này, DNNVV cần có đủ nguồn lực tài chính, công nghệ, con người để tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ số, nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức sản xuất. Lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, giữ vai trò trung tâm trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển đi lên trong cạnh tranh của mỗi một doanh nghiệp chính là Quản trị nguồn nhân lực (QTNNL). Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người – yếu tố cấu thành của doanh nghiệp, quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp, do đó, QTNNL cần thay đổi để là đòn bẩy giúp các DNNVV tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức của cuộc CMCN 4.0. 2. NỘI DUNG 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa với cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 sẽ tạo ra một sự dịch chuyển lớn nguồn lực lao động. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong tương lai, trung bình 9% việc làm hiện nay có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa; khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa; 30% việc làm sẽ trải qua quá trình trang bị lại, bao gồm các kỹ năng mới. Khi thời kỳ robot hóa và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Bên cạnh đó, yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề lớn nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do những thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực trong thị trường kỹ thuật số. Ước tính đến năm 2020, riêng khu vực châu Âu có thể thiếu khoảng 825.000 chuyên gia trong mảng lĩnh vực này. Nhiều doanh nghiệp k ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng công nghiệp 4.0 và quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM ThS. Đào Phương Hiền1 Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (công nghiệp 4.0) đang diễn ra và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong tương lai. Cùng với điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng và thực thi được một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở nghiên cứu định tính, bài viết này trình bày một số trở ngại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (DNNVV) về quản trị nguồn nhân lực trước cách mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất một số giải pháp để các DNNVV có thể nắm bắt cơ hội, phá bỏ những rào cản này. Từ khoá: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quản trị nguồn nhân lực, Công nghiệp 4.0 Abstract: The forth Industrial revolution (Industry 4.0) is ongoing and promises to bring many opportunities to enterprises in the future. Accordingly, enterprises are required to form and possess a high-quality human resource that adapt requirements of the current context. On the basis of qualitative research, this article presents some obstacles for Vietnamese small and medium-sized enterprises (SMEs) in human resouce management in the context of the industrial revolution 4.0 and proposes some measures for Vietnamese SMEs to grasp the chance and break these barriers. Keywords: Small and medium-sized enterprises (SMEs); Human resouce management; Industry 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới đã trải qua ba cuộc Cách mạng công nghiệp và đang trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu như Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, thì Cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng động cơ điện và dây chuyền lắp đặt, sản xuất hàng loạt, tiếp đến là kỷ nguyên máy tính và tự động hóa trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, và hiện nay là các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được tạo nên bởi sự giao thoa của các công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, công nghệ di động không dây (wifi), trí tuệ nhân tạo (robot), công nghệ tin học lượng tử, công nghệ nano.... Cuộc CMCN 4.0 tạo ra những thay đổi sâu sắc đối với hoạt động kinh doanh, tạo ra sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tối ưu lợi ích cho các bên liên quan, trong đó có sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới và sự định hình lại hệ thống sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và giao nhận. CMCN 4.0 là xu thế tất yếu không thể ngăn cản của thời đại, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả các nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Email: phuonghien1810@yahoo.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động - Xã hội. 1 PHẦN 1. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP 89 Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang trở thành hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp này chiếm tới 97% toàn bộ số lượng doanh nghiệp, đóng góp tới 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và tạo công ăn việc làm tới gần 5 triệu lao động. Tuy nhiên, các DNNVV còn khá e dè trong việc tiếp cận và áp dụng CMCN 4.0 do nhiều nguyên nhân, như thiếu vốn, thiếu khả năng tiếp cận các công nghệ hiện đại, thiếu nhận thức và hiểu biết về các chiến lược liên quan. Mối quan tâm của doanh nghiệp cũng như các tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đã đặt ra một nhu cầu bức thiết đòi hỏi các giải pháp, sáng kiến chính sách để hỗ trợ DNVVN - động lực mạnh mẽ của nền kinh tế, sẵn sàng, chủ động thích nghi và hội nhập trong CMCN 4.0. Cơ hội và thách thức luôn song hành với nhau, các DNNVV buộc phải thay đổi, nhân định chính xác tình hình, có được chiến lược kinh doanh đúng đắn để đón lấy cơ hội này. Những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những đổi thay hằng ngày về mặt công nghệ trong cuộc CMCN 4.0, buộc các DNNVV phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Để làm được điều này, DNNVV cần có đủ nguồn lực tài chính, công nghệ, con người để tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ số, nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức sản xuất. Lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, giữ vai trò trung tâm trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển đi lên trong cạnh tranh của mỗi một doanh nghiệp chính là Quản trị nguồn nhân lực (QTNNL). Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người – yếu tố cấu thành của doanh nghiệp, quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp, do đó, QTNNL cần thay đổi để là đòn bẩy giúp các DNNVV tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức của cuộc CMCN 4.0. 2. NỘI DUNG 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa với cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 sẽ tạo ra một sự dịch chuyển lớn nguồn lực lao động. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong tương lai, trung bình 9% việc làm hiện nay có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa; khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa; 30% việc làm sẽ trải qua quá trình trang bị lại, bao gồm các kỹ năng mới. Khi thời kỳ robot hóa và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Bên cạnh đó, yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề lớn nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do những thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực trong thị trường kỹ thuật số. Ước tính đến năm 2020, riêng khu vực châu Âu có thể thiếu khoảng 825.000 chuyên gia trong mảng lĩnh vực này. Nhiều doanh nghiệp k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị nguồn nhân lực Mô hình kinh doanh Nguồn lực tài chính Hạ tầng công nghệ sốGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 436 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 319 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 292 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 248 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 223 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 222 0 0 -
BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 220 0 0 -
6 trang 211 0 0
-
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 204 1 0