Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng Tân HợiCách mạng Tân Hợi (1911)Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, donhững người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sảnlãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủchuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩatư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.I. Nguyên nhân và diễn biến:Phẫn uất vì thất bại nhục nhã sau các cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 -1842 và 1857 - 1860), Chiến tranh Thanh - Nhật (1894 - 1895), và nhất làviệc liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900), mà nhân dânTrung Quốc muốn cải cách thể chế chính trị hoặc phế bỏ nhà Thanh.Theo suy nghĩ của những người đương thời, thì nhà Thanh là một chínhquyền do ngoại tộc (Mãn Châu) làm chủ, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăntrở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.Lúc bấy giờ có Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn)hiểu rõ ý nguyện của dân, năm 1894, ông sáng lập Hưng Trung hội tạiHônôlulu (Hawaii) với cương lĩnh Đánh đuổi giặc Thát (chỉ Mãn Thanh),khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần.Theo sử liệu, thì Cách mạng Tân Hợi thành công không phải ngẫu nhiên,mà là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậytrước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý.II. Trước Cách mạng Tân Hợi:Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, thì trước khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra,Tôn Dật Tiên và đảng cách mạng của ông đã tổ chức 10 cuộc khởi nghĩachống Thanh nhưng đều bị thất bại. Điểm lược một vài vụ nổi bật:Năm 1895, nhân lúc nhân dân cả nước căm giận nhà Thanh ký hiệp ướcMã Quan với Nhật Bản, ngày 26 tháng 10, Tôn Dật Tiên định tổ chức khởinghĩa ở Quảng Châu. Nhưng kế hoạch bị lộ, các đồng chí của ông bị giamvà bị giết hơn 70 người, ông phải trốn sang Nhật Bản, rồi qua Hônôlulu.Đây là cuộc khởi nghĩa lần đầu của ông.Tháng 11 năm 1899, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Tôn Dật Tiêncùng với các đồng chí chạy thoát vội trở về nước, tổ chức khởi nghĩa ởQuảng Châu lần thứ hai. Ông cử Trịnh Sĩ Lương đi đánh Huệ Châu(Quảng Đông), Sử Kiên Như đi ném tạc đạn giết Tổng đốc Đức Thọ.Nhưng cả hai việc đều thất bại. Sử Kiên Như tuẫn nạn và nhiều chiến sĩcách mạng khác lại bị bắt giam và bị giết.Ngày 18 tháng 9 năm 1905 tại Tôkyô (Nhật Bản), Tôn Dật Tiên cùngHoàng Hưng chủ trì việc hợp nhất Hưng Trung Hội với hai tổ chức cáchmạng khác là Quang Phục hội và Hoa Trung hội. Kể từ đây, đảng vừahợp nhất có tên là Trung Quốc Đồng Minh hội (gọi tắt là Đồng Minh hội),do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý [2].Năm 1906, hai hội viên của Đồng Minh hội là Lưu Đạo Nhất và TháiThiệu Nam tổ chức khởi nghĩa ở ba nơi là Bình Hương (Giang Tây),Trương Lăng và Lưu Dương (Hồ Nam), nhưng tất cả đều thất bại.Mùa thu năm 1907, Đồng Minh hội tổ chức khởi nghĩa ở Khâm Châuthuộc Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây). Chiếm được Phòng Thành,nhưng vì không có tiếp tế, phải rút vào Thập Vạn Đại Sơn. Đến mùađông năm ấy, quân cách mạng đánh chiếm Trấn Nam Quan, Khâm Châu,Liêm Châu (nay tên là Hợp Phố thuộc Quảng Tây), Thượng Tư (QuảngTây), nhưng rồi cùng vì không có tiếp tế nên phải rút đi.Năm 1908, quân cách mạng cùng dân địa phương khởi nghĩa ở Hà Khẩu(Vân Nam). Sau khi đánh thắng một trận lớn, quân và dân cùng tiến lên uyhiếp Mông Tự, nhưng rồi cũng phải rút đi vì không có tiếp tế. Mùa thunăm ấy, chi bộ Đồng Minh hội thành lập ở Hương Cảng (Hồng Kông).Năm 1910, tổ chức này cho người vận động lực lượng tân binh ở QuảngĐông nổi dậy, nhưng bị đàn áp ngay.Tháng 4 năm 1911, Đồng Minh hội chọn 500 cảm tử quân, hợp với quânđịa phương, đánh vào dinh Tổng đốc Quảng Châu. Cuộc đột kích này doHoàng Hưng và Triệu Thanh chỉ huy, nổ ra ngày 27 tháng 4 năm 1911 (tứcngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi). Tuy nhiên, do quân cảm tử và khí giớikhông đến cùng một lượt, và còn do bị lộ, nên số quân đánh vào dinhTổng đốc phải tuẫn nạn nhiều. Sau tìm được 72 thi hài đem hợp táng tạiHoàng Hoa Cương ở Quảng Châu, và được người đời gọi là Thất thậpnhị liệt sĩ [3]. Đây là lần khởi nghĩa thứ 10 do Đồng Minh hội tổ chức,trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa tự phát ở Vũ Xương.Cũng trong khoảng thời gian này, việc Thanh đình trao quyền kinh doanhđường sắt Việt-Hán và Xuyên Hán cho Mỹ đã gây thêm một làn sóng cămphẫn trong nhân dân Trung Quốc. Khắp nơi, nổi lên phong trào đòi tẩychay hàng Mỹ, đòi chính phủ xóa bỏ điều ước đã ký với Mỹ. Thấy ngườidân chống đối quá, Mỹ đồng ý xóa điều ước với điều kiện Thanh đìnhphải bồi thường 6. 750.000 đô la. Vừa sợ đế quốc, vừa sợ nhân dân,Thanh đình sai Tổng đốc Lưỡng Hồ là Trương Chi Động vay tiền củaAnh để bồi thường cho Mỹ.Đến ngày 9 tháng 5 năm 1911, Thanh đình ra sắc lệnh “Quốc hữu hóađường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh cho bốn nước làAnh, Mỹ, Pháp và Đức. Lập tức lần lượt ở Hồ Nam, Hồ Bắc, QuảngChâu, Tứ Xuyên...nhân dân nổi lên chống đối vì họ cho rằng Thanh đìnhđã bán rẻ quyền lợi dân ...