Danh mục

Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Cuộc khởi nghĩa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.36 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc khởi nghĩa Ngày 18 tháng 09 năm 1852 Cuối cùng, cuộc xung đột không tránh khỏi giữa Quốc hội Phran-phuốc và các chính phủ các bang Đức đã nổ ra thành sự đối địch công khai trong những ngày đầu tháng Năm 1849. Những nghị viên áo, bị chính phủ của họ gọi về, đã bỏ Quốc hội ra về, trừ mấy người ở trong phái tả hoặc dân chủ. Đa số các nghị viên bảo thủ, cảm thấy rõ hướng xoay chuyển của tình hình, đã rút lui trước khi các chính phủ của họ ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Cuộc khởi nghĩa Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Cuộc khởi nghĩa XVII. Cuộc khởi nghĩa Ngày 18 tháng 09 năm 1852 Cuối cùng, cuộc xung đột không tránh khỏi giữa Quốc hội Phran-phuốc và các chính phủ các bang Đức đã nổ ra thành sự đối địch công khai trong những ngày đầu tháng Năm 1849. Những nghị viên áo, bị chính phủ của họ gọi về, đã bỏ Quốc hội ra về, trừ mấy người ở trong phái tả hoặc dân chủ. Đa số các nghị viên bảo thủ, cảm thấy rõ hướng xoay chuyển của tình hình, đã rút lui trước khi các chính phủ của họ ra lệnh. Như vậy, không kể những nguyên nhân đã tăng cường thế lực của phái tả, những nguyên nhân mà chúng tôi đã trình bày trong những bài trước đây, thì chỉ riêng cái việc phản bội của các nghị viên phái hữu cũng đủ để biến cái thiểu số trước đây thành đa số của Quốc hội. Những đại biểu của cái đa số mới này, trước kia chưa bao giờ dám mơ tưởng đến điều may mắn ấy, nay đã lợi dụng vị trí đối lập của mình, để điên cuồng mạt sát sự yếu đuối, tính do dự, sự ươn hèn của đa số cũ và của chính phủ đế chế của đa số ấy. Và giờ đây, chính nó bỗng nhiên có nhiệm vụ thay thế đa số cũ đó. Bây giờ, nó phải tỏ rõ là có khả năng làm được những gì. Đương nhiên là sự thống trị của nó phải cương quyết, kiên nghị và tích cực. Nó, bộ phận ưu tú của nước Đức, sẽ có thể nhanh chóng thúc đẩy được viên nhiếp chính đế chế già yếu và những viên bộ Cách mạng và phản cách mạng ở Đức trưởng ngả nghiêng của hắn; còn trong trường hợp không thúc đẩy được thì không nghi ngờ gì nữa, nó sẽ nhân danh quyền tối cao của nhân dân mà hạ cái chính phủ bất lực ấy xuống bằng vũ lực và thay thế chính phủ ấy bằng một quyền hành pháp cương quyết, bền bỉ, đảm bảo cứu được nước Đức. Thật là những kẻ đáng thương! Chính quyền của họ, nếu có thể gọi cái mà không ai phục tùng là một chính quyền, lại còn nực cười hơn cả cái chính quyền của những người trước họ. Đa số mới tuyên bố rằng bất chấp mọi trở ngại, cần phải thi hành hiến pháp của đế chế và hơn nữa phải thi hành ngay tức khắc; rằng ngày 15 tháng Bảy sắp tới, nhân dân phải bầu đại biểu vào nghị viện mới, và nghị viện mới này phải họp ở Phran-phuốc vào ngày 22 tháng Tám sắp tới. Song đấy là lời tuyên chiến trực tiếp với những chính phủ không thừa nhận hiến pháp đế chế, trước hết là với Phổ, áo và Ba-vi-e, bao gồm hơn ba phần tư dân số Đức; lời tuyên chiến mà các chính phủ này tiếp nhận ngay tức khắc. Phổ và Ba-vi-e cũng gọi những đại biểu của họ ở Phran-phuốc về và đẩy mạnh việc chuẩn bị quân sự để chống Quốc hội. Nhưng mặt khác, những cuộc thị uy của đảng dân chủ (ở ngoài nghị viện) để ủng hộ hiến pháp của đế chế và Quốc hội ngày càng mạnh mẽ hơn, càng kịch liệt hơn và quần chúng công nhân, do những người của đảng cực đoan nhất lãnh đạo, sẵn sàng cầm vũ khí để bảo vệ một sự nghiệp, nếu chưa phải là sự nghiệp riêng của họ nhưng ít ra cũng mở ra cho họ khả năng tiến đến gần việc thực hiện mục đích của họ hơn, bằng cách giải thoát nước Đức khỏi những xiềng xích quân chủ cũ. Như vậy là ở khắp nơi, nhân dân và chính phủ đã đối diện với Cách mạng và phản cách mạng ở Đức nhau, sẵn sàng chiến đấu; cuộc bùng nổ là không tránh khỏi; trái mìn đã nạp thuốc, chỉ cần một tia lửa nhỏ là đủ làm cho nó nổ tung. Việc giải tán các nghị viện ở Dắc-den, việc huy động quân dự bị ở Phổ, việc các chính phủ công khai chống lại hiến pháp đế chế là những tia lửa ấy; chúng rơi xuống và chỉ trong chớp mắt là cả đất nước cháy rực. Ngày 4 tháng Năm, ở Đre-xđen, nhân dân chiến thắng chiếm được thành phố và đuổi vua[1] đi, trong khi các quận ở xung quanh cũng gửi viện binh cho quân khởi nghĩa. Ở miền Ranh thuộc Phổ, ở miền Ve-xtơ-pha-li, đội quân dự bị từ chối không chịu hành quân, nó chiếm các kho vũ khí và tự vũ trang để bảo vệ hiến pháp đế chế. Ở Phan-xơ, nhân dân bắt các quan lại của Chính phủ Ba-vi-e và chiếm các công quỹ, rồi thành lập một ủy ban phòng thủ, ủy ban này đặt toàn tỉnh dưới sự bảo vệ của Quốc hội. Ở Vuyếc-tem-béc, nhân dân bắt vua[2] phải thừa nhận hiến pháp đế chế và ở Ba-đen, quân đội liên hiệp với nhân dân đã buộc viên đại công tước[3] phải chạy trốn và thành lập một chính phủ lâm thời. ở các địa phương khác của Đức, nhân dân chỉ chờ một hiệu lệnh quyết định của Quốc hội là vùng lên cầm vũ khí và tuân theo sự điều động của Quốc hội. Vị trí của Quốc hội là thuận lợi hơn rất nhiều so với điều người ta có thể chờ đợi sau cái quá khứ không quang vinh chút nào của nó. Nửa phía tây của nước Đức đã cầm vũ khí ủng hộ nó: ở khắp nơi, quân đội có thái độ do dự; trong các bang nhỏ, rõ ràng là quân đội nghiêng về phía phong trào. Nước áo bị cuộc tiến quân thắng lợi của người Hung- ga-ri làm cho tê liệt, và nước Nga, cái lực lượng dự bị ấy của các Chính Cách mạng và phản cách mạng ở Đức phủ Đức, đang gắng hết sức mình để ủng hộ nước áo chống lại quân đội Ma-gi-a. Chỉ còn phải khuất phục Phổ nữa thôi, và với những cảm tình cách mạng tồn tại trong nước ấy thì chắc chắn là có hy vọng đạt được mục đích đó. Vậy là tất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: