Danh mục

Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc gia Phổ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.30 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quốc gia Phổ Ngày 28 tháng 10 năm 1851 Phong trào chính trị của giai cấp trung đẳng hay giai cấp tư sản ở Đức có thể coi là bắt đầu từ năm 1840. Những triệu chứng báo hiệu đã chỉ ra rằng giai cấp nắm tài chính và công nghiệp nước này đã đạt tới một độ trưởng thành không còn cho phép nó thờ ơ và thụ động trước sự áp bức của một nền quân chủ nửa phong kiến, nửa quan liêu nữa. Những vương hầu nhỏ Đức, một phần vì muốn trở nên độc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc gia Phổ Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Quốc gia PhổII. Quốc gia PhổNgày 28 tháng 10 năm 1851Phong trào chính trị của giai cấp trung đẳng hay giai cấp tư sản ở Đức có thể coi làbắt đầu từ năm 1840. Những triệu chứng báo hiệu đã chỉ ra rằng giai cấp nắm tàichính và công nghiệp nước này đã đạt tới một độ trưởng thành không còn chophép nó thờ ơ và thụ động trước sự áp bức của một nền quân chủ nửa phong kiến,nửa quan liêu nữa. Những vương hầu nhỏ Đức, một phần vì muốn trở nên độc lậphơn đối với bá quyền của áo và Phổ hay đối với ảnh hưởng của giai cấp quý tộctrong chính ngay quốc gia của họ, một phần nhằm mục đích tập hợp thành mộtkhối những tỉnh tách rời nhau mà Đại hội Viên[8*] đã thống nhất lại dưới quyềnthống trị của họ, nên đã lần lượt ban bố những hiến pháp ít nhiều có tính chất tự dochủ nghĩa. Họ có thể làm như thế mà không nguy hiểm gì cho họ: nếu Quốc hộihiệp bang, một con rối đơn thuần nằm trong tay áo và Phổ, định xâm phạm đếnchủ quyền độc lập của họ thì họ biết chắc rằng việc họ chống những mệnh lệnhcủa Quốc hội hiệp bang sẽ được dư luận quần chúng và các nghị viện bang ủng hộ,còn nếu trái lại, các nghị viện quá mạnh thì họ lại có thể dễ dàng sử dụng quyềnlực của Quốc hội hiệp bang để đập tan phái đối lập. Trong những tr ường hợp đó,những thiết chế hiến pháp của Ba-vi-e, Vuyếc-tem-béc, Ba-đen hay Han-nô-vơkhông thể gây ra một cuộc đấu tranh quan trọng để giành chính quyền. Vì vậy, đạibộ phận của giai cấp tư sản Đức nói chung thường đứng ngoài những cuộc tranhchấp nhỏ nhặt trong các nghị viện lập pháp của các tiểu bang, và biết rõ rằng nếukhông có một sự thay đổi căn bản trong chính sách và trong chế độ nhà nước củahai cường quốc ở Đức thì mọi nỗ lực và thắng lợi có tầm quan trọng thứ yếu sẽCách mạng và phản cách mạng ở Đứckhông có hiệu quả gì. Nhưng, cũng vào thời kỳ này, ở các nghị viện nhỏ ấy cũngnảy sinh ra một loại luật sư tự do chủ nghĩa, chuyên làm nghề đối lập, những Rốt-tếch, những Ven-cơ, những Ruê-mơ, những l-oóc-đan, những Stuy-vơ và nhữngAi-den-man, những danh nhân (Volksmọnner) vĩ đại ấy sau khi đã chống đối ítnhiều ầm ĩ trong suốt hai mươi năm trời, song luôn luôn vô hiệu, đã được sóngthần cách mạng năm 1848 đưa lên đỉnh cao của quyền lực, nhưng rồi trong mộtkhoảnh khắc lại bị lật nhào, sau khi đã tỏ ra là hoàn toàn bất lực và vô vị. Đó lànhững hình mẫu đầu tiên về các nhà chính trị chuyên nghiệp và phái đối lập trênđất Đức. Bằng những bài diễn văn và văn chương của mình, họ đã làm cho taingười Đức quen với ngôn ngữ của chủ nghĩa lập hiến và bằng chính sự tồn tại củamình, đã báo hiệu là sắp tới cái thời gian mà giai cấp tư sản sẽ nắm lấy nhữngngôn từ chính trị, và mang lại cho chúng cái ý nghĩa chân chính, những ngôn từmà bọn luật sư và giáo sư ba hoa kia đã quen dùng, nhưng đặc biệt không hiểu ýnghĩa thực sự của chúng.Cả nền văn học Đức cũng chịu ảnh hưởng của cơn phấn kích chính trị đang baotrùm châu âu, sau những sự biến năm 1830[9*]. Hầu hết các nhà văn lúc ấy đềutruyền bá một thứ chủ nghĩa lập hiến chưa chín muồi, hoặc một thứ chủ nghĩacộng hòa chưa chín muồi hơn nữa. Các tác gia, đặc biệt là các tác gia cỡ nhỏ, ngàycàng có thói quen dùng những câu bóng gió chính trị vốn thường dễ thu hút sự chúý của công chúng, để lấp những chỗ trống về mặt trí tuệ trong những tác phẩm vănchương của họ. Thi ca, tiểu thuyết, phê bình, bi hài kịch, tóm lại tất cả những tácphẩm văn học đều chứa đầy cái mà người ta gọi là khuynh hướng tức là nhữngbiểu hiện ít nhiều rụt rè của cái tinh thần chống đối. Để làm cho tình trạng hỗn độnvề tư tưởng đang ngự trị ở Đức sau năm 1830 lên đến tột bậc, người ta đem trộnlẫn vào những yếu tố đối lập chính trị ấy những điều đã được học ở nhà trường vềtriết học Đức chưa được hiểu rõ và những mẩu của chủ nghĩa xã hội Pháp bị hiểusai, đặc biệt là của chủ nghĩa Xanh-Xi-mông. Cái bọn nhà văn truyền bá cái mónhẩu lốn những tư tưởng phức tạp ấy lại dám lên mặt tự xưng là Nước Đức trẻCách mạng và phản cách mạng ở Đứchay Trường phái hiện đại[10*]. Về sau này, họ đã ăn năn về những lỗi lầm hồithiếu thời, nhưng họ vẫn chưa cải thiện được văn phong của họ.Và sau cùng, cả triết học Đức, cái thước đo phức tạp nhất nhưng cũng chuẩn xácnhất ấy về sự phát triển của tư tưởng Đức, cũng đứng về phía giai cấp tư sản, khiHê-ghen trong cuốn Nguyên lý triết học pháp quyền[11*] của mình, đã tuyên bốrằng chế độ quân chủ lập hiến là hình thức chính quyền cao nhất và hoàn thiệnnhất. Nói cách khác, ông đã báo trước việc giai cấp tư sản Đức sắp lên nắm chínhquyền. Sau khi ông chết, trường phái của ông không dừng lại ở đó. Những phần tửcấp tiến hơn trong số môn đồ của ông, một mặt, nghiêm khắc phê phán từng tínngưỡng tôn giáo và làm rung chuyển đến tận nền móng của cái lâu đài Cơ Đốcgiáo cổ kính, mặt khác trình bày những nguyên lý chính trị mạnh bạo hơn mà chođến bây giờ chưa có người Đức nào được nghe thấy, và tìm cách khôi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: