Danh mục

Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc Hội Phran-Phuốc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.45 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quốc Hội Phran-Phuốc Ngày 27 tháng 2 năm 1852 Có lẽ bạn đọc sẽ nhớ lại rằng trong sáu bài báo trước, chúng ta đã theo dõi phong trào cách mạng ở Đức cho đến hai cuộc chiến thắng lớn của nhân dân vào ngày 13 tháng Ba ở Viên và ngày 18 tháng Ba ở Béc-lin. Ở áo cũng như ở Phổ, chúng ta đã thấy thành lập những chính phủ lập hiến, tuyên bố những nguyên tắc tự do chủ nghĩa, tức là những nguyên tắc tư sản, coi đó là phương châm chỉ đạo toàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc Hội Phran-PhuốcCách mạng và phản cách mạng ở Đức Quốc Hội Phran-PhuốcVII. Quốc Hội Phran-PhuốcNgày 27 tháng 2 năm 1852Có lẽ bạn đọc sẽ nhớ lại rằng trong sáu bài báo trước, chúng ta đã theodõi phong trào cách mạng ở Đức cho đến hai cuộc chiến thắng lớn củanhân dân vào ngày 13 tháng Ba ở Viên và ngày 18 tháng Ba ở Béc-lin.Ở áo cũng như ở Phổ, chúng ta đã thấy thành lập những chính phủ lậphiến, tuyên bố những nguyên tắc tự do chủ nghĩa, tức là những nguyêntắc tư sản, coi đó là phương châm chỉ đạo toàn bộ chính sách sau này;sự khác nhau rõ ràng và duy nhất giữa hai trung tâm hoạt động lớn ấylà: ở Phổ, giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa, do hai nhà buôn giàu cóCam-pơ-hau-den và Han-dơ-man đại biểu, đã trực tiếp đoạt lấy chínhquyền, còn ở áo, vì giai cấp tư sản ít được tôi luyện về chính trị hơnnên ở đấy, bọn quan liêu tự do chủ nghĩa đã nhận chức và tuyên bố nắmchính quyền theo sự ủy nhiệm của giai cấp tư sản. Ngoài ra, chúng tacũng thấy rằng các đảng và các giai cấp xã hội, cho đến bây giờ vẫnliên hiệp với nhau để chống chính phủ cũ, lại chia rẽ nhau như thế nàosau khi chiến thắng, hoặc thậm chí trong quá trình chiến đấu; chúng tacũng thấy chính giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa ấy, kẻ duy nhất đượchưởng chiến quả, đã tức khắc quay lại chống bạn đồng minh hôm quacủa nó như thế nào, đã có thái độ thù địch như thế nào với mọi giai cấpCách mạng và phản cách mạng ở Đứchay đảng phái, tiến bộ hơn nó, và đã ký kết liên minh như thế nào vớicác thế lực phong kiến và quan liêu đã bị đánh bại. Thực ra thì ngay từlúc bắt đầu tấn kịch cách mạng, giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa chỉ cóthể chống lại các đảng phong kiến và quan liêu đã bị đánh bại nhưngchưa bị thủ tiêu, bằng cách dựa vào các đảng nhân dân tiến bộ hơn, vàđồng thời nó cũng cần đến sự giúp đỡ của giai cấp quý tộc phong kiếnvà bộ máy quan liêu để chống lại sự tiến công của những quần chúngcấp tiến hơn ấy. Như vậy, cũng khá rõ ràng là giai cấp tư sản ở áo và ởPhổ không đủ lực lượng để giữ vững chính quyền của nó và để làm chonhững thiết chế nhà nước thích ứng với nhu cầu và tư tưởng của nó.Nội các tư sản - tự do chủ nghĩa chỉ là giai đoạn quá độ từ đó, tùy theosự phát triển của tình hình, đất nước phải hoặc tiến lên mức cao hơnthành nước cộng hòa thống nhất, hoặc lại rớt xuống chế độ tăng lữphong kiến và quan liêu như cũ. Dù sao, trận chiến đấu thực sự vàquyết định vẫn chưa tới; những sự biến tháng Ba mới chỉ là bước đầucủa cuộc chiến đấu mà thôi.Vì áo và Phổ là hai quốc gia dẫn đầu nước Đức, cho nên mọi chiếnthắng cách mạng quyết định ở Viên hay ở Béc-lin cũng sẽ có tính chấtquyết định đối với toàn bộ nước Đức. Và đúng như vậy, mức phát triểncủa những sự biến tháng Ba năm 1848 ở hai thành phố ấy đã quyết địnhdiễn biến của tình hình ở toàn nước Đức. Do đó, cũng không cần phảiđi sâu vào phong trào xảy ra ở các bang nhỏ, và thực ra, chúng ta chỉcần bàn đến những vấn đề ở áo và ở Phổ, nếu sự tồn tại của các bangnhỏ ấy đã không làm nảy sinh ra một cơ quan mà chỉ riêng sự tồn tạiCách mạng và phản cách mạng ở Đứccủa nó cũng đã là bằng chứng hùng hồn nhất về tình trạng bất bìnhthường của nước Đức và về tính chất dở dang của cuộc cách mạng vừaqua, - một cơ quan quái đản, lố bịch do chính ngay vị trí của nó, và lạitự cho mình là quan trọng đến mức mà chắc chắn là lịch sử sẽ khôngbao giờ tạo ra được một cơ quan tương tự như thế nữa. Cơ quan ấyđược gọi là Quốc hội Đức ở Phran-phuốc trên sông Mai-nơ.Sau những chiến thắng của nhân dân ở Viên và ở Béc-lin thì việc triệutập một đại hội đại biểu toàn Đức là điều đương nhiên. Thế là Quốc hộiđã được bầu ra và họp ở Phran-phuốc bên cạnh Quốc hội hiệp bang cũ.Nhân dân hy vọng rằng Quốc hội Đức sẽ có thể giải quyết tất cả mọicông việc còn đang tranh chấp và sẽ hành động với tư cách là cơ quanquyền lực lập pháp tối cao của toàn bộ Hiệp bang Đức. Song Quốc hộihiệp bang đã triệu tập Quốc hội lại và không hề quy định quyền hạncho nó. Không biết những quyết nghị của nó liệu có hiệu lực như phápluật hay không hay chúng phải được Quốc hội hiệp bang hoặc cácchính phủ riêng thông qua. Trong tình trạng mơ hồ ấy, nếu Quốc hội cóchút ít nghị lực thì nó đã phải tức khắc giải tán Quốc hội hiệp bang,một tổ chức không được lòng dân nhất ở Đức lúc bấy giờ và thay nóbằng một chính phủ Hiệp bang chọn trong các thành viên của nó. Nó sẽtuyên bố rằng nó là cơ quan duy nhất hợp pháp thể hiện ý chí tối caocủa nhân dân Đức và do đó sẽ làm cho mọi quyết nghị của nó có hiệulực của pháp luật. Nhưng trước hết nó sẽ phải tự tạo cho mình một lựclượng có tổ chức và vũ trang ở trong nước đủ mạnh để đập tan mọi sựchống đối của các chính phủ bang. Tất cả những việc đó là dễ làm, rấtCách mạng và phản cách mạng ở Đứcdễ làm trong thời kỳ đầu ấy của cách mạng. Nhưng yêu cầu Quốc hộiPhran-phuốc làm những việc như vậy là trông chờ quá nhiều vào mộtQuốc hội mà đa số gồm những luật sư tự do chủ nghĩa và những giáo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: